Danh mục: Điện thoại

Hướng dẫn cập nhật Android phiên bản mới

Hệ điều hành Android thường xuyên được cải tiến, nâng cấp để có thêm nhiều tính năng mới, thân thiện, hữu ích. Tháng 6/2014  Google bắt đầu phát hành bản Android L thử nghiệm cho lập trình viên. Người dùng thiết bị Android thuần như Nexus 5 và Nexus 7 (2013) đã có thể tải về trải nghiệm. Trước đó là phiên bản Android 4.4 kitkat cũng ghi điểm với những tín đồ công nghệ.

Có nhiều cách để cập nhật phiên bản mới nhất của hệ điều hành Android như cập nhật qua Odin, cập nhật trực tiếp thông qua thiết bị Android của bạn. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu các bước cơ bản để bạn cập nhật lên một phiên bản Android mới, và cách cập nhật ở 2 phiên bản Android đang được ưa chuộng: Android L và Android 4.4 kitkat.

* Lưu ý trước khi cập nhật phiên bản mới:

– Thực hiện sao lưu đầy đủ các ứng dụng và dữ liệu của bạn được lưu trữ trên thiết bị của bạn.

– Bạn sẽ cần phải có quyền truy cập vào một tốc độ tốt của mạng WiFi.

– Trước khi tiến hành, hãy chắc chắn rằng bạn đã sạc đủ pin trên thiết bị của bạn.

1. Cách cập nhật chung

Bước 1: Mở Settings App.

Bước 2: Di chuyển xuống phía dưới và bấm “About Phone”  hoặc  “About Device”.

Bước 3: Từ tab về, hãy nhấp vào “Software Update” tùy chọn và sau đó “Check for Updates“, Nó bây giờ sẽ tìm kiếm các bản cập nhật phần mềm mới nhất cho thiết bị của bạn. Nếu có nó sẽ nhắc nhở hoặc yêu cầu một bản cập nhật. Hơn nữa bạn cần phải chấp nhận hạn và các điều kiện và sau đó nó sẽ bắt đầu tải về bản cập nhật cho thiết bị Android của bạn. Quá trình cập nhật có thể mất thời gian khi tải về và cài đặt , do đó hãy chờ đợi quá trình cài đặt hoàn tất

Bước 4: Nếu trong trường hợp nào không có bản cập nhật cho thiết bị của bạn thì bạn có thể nhận được một tin nhắn kiểu như “Các cập nhật mới nhất đã được cài đặt”. Bạn có thể kích hoạt “tự động kiểm tra” các bản cập nhật phần mềm cho thiết bị của bạn từ “quản lý thiết bị” để có được các thông báo, bất cứ khi nào có một cập nhật chính thức phát hành, bạn sẽ được thông báo.

2.  Nâng cấp lên phiên bản Android L

Lưu ý đầu tiên trước khi cài đặt, bạn cần có smartphone Nexus 5 hay tablet Nexus 7 phiên bản 2013, chúng đã mở khóa hệ điều hành (root), cài đặt ADB (Android Debug Bridge) hay công cụ Fastboot. Cả ADB và Fastboot đều giúp người dùng thực thi nhiều câu lệnh cho hệ điều hành Android.

Dữ liệu trên thiết bị cài đặt Android L Developer Preview sẽ bị xóa. Đồng thời bản Android L Developer Preview chưa ổn định và chỉ mang tính thử nghiệm cho giới lập trình viên tiếp cận sớm trước khi hoàn thiện, do đó, cần cân nhắc cài đặt trên các thiết bị thường xuyên sử dụng cho công việc.

Sau khi root máy và cài đặt ADB hay Fastboot, bạn tải tập tin cài đặt về (chọn file tùy theo thiết bị của bạn). Kế đến, giải nén tập tin ở nơi dễ tìm trên thiết bị.

Bật chế độ “Debug” trên thiết bị, bằng cách vào Thiết lập (Settings), nhấp vài lần vào phần “Build number” ở “About device”. Phần “Developer options” sẽ xuất hiện, bạn chọn tiếp “USB debugging”. Kết nối thiết bị vào máy tính thông qua cáp USB.

Mở ADB nhập câu lệnh: “adb reboot bootloader” (không bao gồm ngoặc kép) để truy xuất vào bootloader. Tìm đến thư mục chứa tập tin cài đặt đã giải nén trước đó.

Gõ “flash-all” để chạy mã cài đặt. Việc còn lại của bạn là chờ công đoạn cài đặt hoàn tất (trong vài phút).

3. Nâng cấp lên Android 4.4 kitkat

Theo thống kê từ Google, phiên bản Android mới nhất của Android, Android 4.4 KitKat hiện đang có mặt trên gần 20% thiết bị di động. Để cập nhật lên Android 4.4 kitkat, bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1:  Vào phần Bảo mật (Security) trong mục Cài đặt (Settings) và bật chức năng cho phép cài đặt ứng dụng của bên thứ ba (Unknown Sources).

Bước 2:  Tải về Launcher Kitkat. Giải nén ra và chép cả ba file APK qua thiết bị Android của bạn.

Bước 3:  Lần lượt cài đặt các file APK: PreBuiltGMSCore.apk, Velvet.apk, GoogleHome.apk.

Bước 4: Chạy Launcher. Xong!

Vậy là bạn đã có thể dùng KitKat ngay trên các thiết bị Android. Bạn sẽ có một giao diện mới mẻ để truy cập vào các wallpaper, widget và các cài đặt cùng các tính năng tuyệt vời khác.

Rate this post
Chia sẻ

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước