Danh mục: Photoshop

Thêm màu sắc sống động cho text 3D (phần 1)

Đây là phần đầu tiên của loạt bài gồm 4 phần. Các phần tiếp theo sẽ được phát hành vào hôm sau. Trong phần này bạn sẽ tìm hiểu cách làm thế nào để mang text (chữ viết) đơn giản đến gần với cuộc sống và đặt tất cả mọi thứ trong không gian 3D tuyệt vời, màu sắc và rực rỡ.

Một số kỹ thuật gọn gàng được thực hiện ở đây sẽ cho phép bạn nâng hình ảnh nghệ thuật của mình lên cấp độ tiếp theo. Đừng bỏ lỡ nó!

Xem trước hình ảnh cuối cùng

Hãy nhìn vào hình ảnh chúng ta sẽ tạo ra vào phần cuối của loạt bài này. Bạn có thể xem trước hình ảnh cuối cùng dưới đây:

Giới thiệu và chuẩn bị

Trong bài viết hướng dẫn này có sử dụng các hiệu ứng tương tự, nhưng từ một góc độ rất khác biệt. Phần I của hướng dẫn này, chúng ta sẽ tập trung tạo ra 3D text và hiệu ứng Splatter.

Trước hết, để tạo ra 3D Text này, bạn cần phải download bản demo của Xara 3D6. Bạn cũng có thể sử dụng Adobe Illustrator, nhưng tôi khuyên bạn nên dùng Xara. Ngoài ra, bạn có thể download hình ảnh  stained metal texture từ cgtextures.com để sử dụng.

Bước 1 – Bắt đầu như thế nào?

Cách tốt nhất để bắt đầu một tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc là tìm kiếm các màu sắc phù hợp. Trong hướng dẫn, chúng tôi sử dụng màu sắc của Background đầy ánh nắng, mang lại cho chúng ta ấn tượng về sự ấm áp. Ở đây, chúng ta sẽ sử dụng tông màu mát mẻ hơn.

Mở một document mới có kích thước khoảng 1.350px x 1.600px với độ phân giải 300px/inch. Tạo một layer mới và chọn một màu sắc phù hợp. Đừng chọn lựa màu sắc đầu tiên kỹ càng quá, hãy thử với các tông màu khác nhau. Mọi người thường phá hủy các tác phẩm của họ vì các background trông rất tệ.

Vì vậy, bây giờ mà chúng tôi tìm kiếm một màu sắc tốt phù hợp, lấy Paint Bucket Tool (G) và tô màu layer mới với # 166a91. Gọi tên layer này là “background”.

Bước 2 – Chiều sâu của Background

Bây giờ, những gì chúng ta cần là làm cho background sống động hơn một chút. Chúng ta lại dành thời gian để tìm kiếm màu sắc, hãy thử các tông màu mát mẻ. Tôi đang muốn đề cập đến tông màu đậm hoặc nhạt hơn của màu xanh lam. Các màu sắc mà tôi đã sử dụng được hiển thị trong hình bên dưới.

Nếu bạn đã chọn màu đậm hơn một chút (hoặc nếu bạn có một vài vấn đề trong việc tìm kiếm màu sắc hãy xem hình ảnh bên dưới – tôi đã giới thiệu màu sắc đặc biệt mà tôi đã sử dụng). Chọn Brush Tool (B), thiết lập Flow lên 5%, Hardness lên 0% và tạo một đường kính thật lớn như hình bên dưới. Tạo một layer mới, gọi tên là “bg – color” và sử dụng một Brush lớn để vẽ các góc của layer này. Mỗi lần Brush có một màu sắc mới trên layer mới.

Hãy thử vẽ các chấm nhỏ khác nhau, cơ bản, làm cho phần edge tối hơn và phần giữa sáng hơn. Bạn sẽ có được các gradient không đều đặn và đó là những gì chúng ta muốn.

Bước 3 – Điều chỉnh màu

Khi bạn hoàn thành xong phần chọn màu sắc cho background, hãy chắc rằng mọi thứ hoạt động tốt. Màu sắc dường như quá sáng, vì vậy tôi quyết định vào Layers Palette và điều chỉnh layer mới của các layer Hue/Saturation phía trên tất cả các layer. Sau đó, tôi giảm Saturation xuống một chút và gỡ bỏ một số màu sắc.

Bước 4 – Chuẩn bị texture cho splatter

Bây giờ, mở một số stained metal texture. Tôi không biết tại sao cái này được gọi là “kim loại”, dường như với tôi nó như một vài vết bẩn. Dù sao thì cái vết bẩn này là cũng là điểm chính, bạn có thể chọn một hình ảnh theo sở thích của mình. Nó phải phù hợp với nhu cầu của bạn.

Bây giờ nhấn Ctrl + T, sử dụng Distort để tạo viễn cảnh cho bức tranh này. Sau đó, nhấn Ctrl + Shift + U để desaturate. Ctrl-click vào hình thu nhỏ của layer này để chọn vùng chọn. Copy nó bằng cách sử dụng Ctrl + C.

Bước 5 – Tạo splatter, Shape và Shadows

Quay về document chính. Chọn PenTool (P) và vẽ một splatter, sau đó đưa nó vào vùng chọn. Tạo một layer mới trên toàn bộ vùng chọn, gọi tên là “texture”. Bây giờ, vào Edit> Paste Into. Bây giờ, Texture tự động được paste vào vùng chọn, có nghĩa là bạn có thể thay đổi vị trí của nó trong vùng chọn. Thay đổi layer này, thiết lập Blending Mode sang Overlay và Opacity lên 70%, và sản phẩm của bạn sẽ giống như hình ảnh thứ hai bên dưới.

Bây giờ, tạo một layer mới ở trên tất cả và đặt tên là “splatter shading.” Chọn Brush Tool (B) và thay đổi màu sắc # 125.361. Hãy chắc chắn rằng brush của bạn được thiết lập rất mềm mại, giống như Hardness 0%, Flow 10%. Bây giờ, tạo vùng chọn cho layer Texture (Ctrl – nhấp chuột lên hình thu nhỏ của layer). Hãy nhìn vào hình thứ 3 bên dưới và tô màu các điểm nhỏ đã được chỉ rõ. Chúng ta cần các phần uốn lượng bên trong của Splatter này đậm hơn để tạo ra một giao diện lồi. Splatter cần phải nổi lên một chút, không quá bằng phẳng. Tham khảo hình thứ 4 và thứ 5 bên dưới.

Bước 6 – Tạo splatter: sáng

OK, bây giờ, vì bạn tạo ra một số shading, hãy chuyển qua phần ánh sáng. Nhìn vào hình ảnh đầu tiên dưới đây. Tôi đã chuẩn bị trước một chút (đây không phải là điều bạn cần làm). Trước khi bạn thêm ánh sáng, bạn cần phải tưởng tượng nó sẽ trông như thế nào? Nó có hiện thực không? Tôi đã tạo ra một số nét đơn giản tại những vị trí lý tưởng để thiết lập độ sáng.

Nếu bạn đã sẵn sàng, hãy tạo một layer mới ở trên tất cả và đặt tên là “splatter lighting.” Tạo vùng chọn của layer “texture”. Với brush cài đặt tương tự và một màu sắc sáng hơn # 99e9ea, hãy bắt đầu sơn các điểm đã được định rõ (giữ một khoảng không gian nhỏ từ Splatter Edge).

Chú ý: hãy nhớ rằng bạn có khả năng thay đổi mọi lúc nếu bạn cảm thấy có cái gì đó không phù hợp, ngay cả khi bạn tạo quá nhiều shade hay làm sáng quá, bạn sẽ được hỗ trợ với Soft Eraser Tool (E) để xóa những phần không mong muốn.

Bước 7 – Tạo splatter: cài đặt Brush

Trước khi chúng ta tiếp tục, hãy vào Brush Palette và thay đổi các thiết lập brush, như được hiển thị dưới đây.

Vì sao như vậy? Sử dụng một bush nhỏ, mềm và nhạt dần, bạn có thể dễ dàng dùng chuột để tô màu. Nếu bạn tô màu trong một chấm nhỏ, bạn sẽ được phép hủy bỏ một vài nét vẽ, để nó có thể được nhìn thấy rõ ràng hơn. Tham khảo hình thứ hai bên dưới, và xem các nét vẽ sáng được tạo ra như thế nào. Trong hình thứ 3 bên dưới, có các mũi tên màu trắng nó chỉ rõ những điểm cần tô màu. Thêm các nét vẽ nhạt trên từng Curved Edge bên ngoài của Splatter.

Bước 8 – Tạo splatter: Thêm độ sáng

Bây giờ, không thay đổi các cài đặt brush, chỉ làm tăng đường kính lên một chút và thay đổi màu sắc sang màu trắng. Sau đó, tạo một layer mới trên tất cả, gọi tên là “lighting overlay.” Thiết lập Blending Mode của layer này sang Overlay, và bắt đầu tô màu các chấm nhỏ tương tự như trong bước 6. Chỉ tạo ra các chấm nhỏ, không tạo ra các nét vẽ.

Bước 9 – Tạo splatter: Thêm độ sáng nhiều hơn

Tiếp tục bổ sung thêm ánh sáng trên các phần đã chọn của splatter. Hãy nhớ để làm cho đường kính của bạn năng động. Bạn có thể sẽ tạo ra các điểm sáng xinh xắn từ lớn hơn đến nhỏ hơn.

Ngoài ra, bạn sẽ có Eraser Tool (E) hỗ trợ và một bút tẩy mềm mại có Hardness 0% và Flow 8%. Bạn sẽ dành thời gian để thực hiện trên các chi tiết.

Bước 10 – Tạo splatter: sửa bức vẽ

Tiếp theo, tạo một layer mới trên tất cả, gọi tên là “touch up splatter” và thay đổi Blending Mode của layer này thành Multiply. Thiết lập lại brush. Brush có Hardness 0%, Flow 5%, thay đổi màu sắc sang # 125.361. Bây giờ, nhìn vào hình ảnh đầu tiên dưới đây và sửa lại các chấm nhỏ đã được định ra tối hơn một chút. Sau đó, chuyển sang màu trắng, tạo một layer mới, gọi tên nó là “splatter light”, sử dụng cách cài đặt Brush tương tự để bổ sung độ sáng cho splatter này.

Bước 11 – Giải thích quá trình shading

Trước khi, chúng tôi chuyển sang phần tạo ra splatter shadow, bạn cần phải nắm bắt một số điểm cơ bản sau:

1.    1. Nếu bạn muốn đặt một vật thể trong không gian 3D và đặt nó trên bề mặt, bạn cần chú ý đến nơi có nguồn sáng của bạn (hoặc các nguồn).

2.    Hãy nhớ rằng các vật thể cũng sẽ đổ bóng bên dưới chúng (xem hình dưới đây, “bóng giữa cái hộp và cái bàn). Đây là điều mà nhiều nhà thiết kế đã quên (hoặc không biết).

3.    Có nghĩa rằng đôi khi một vật hể có thể có ít bóng hơn tùy thuộc vào nguồn ánh sáng và vị trí của nó.

4.    Cũng nên nhớ rằng “vùng tối” (xem hình dưới đây) của các vật thể luôn luôn đậm hơn so với các phần khác.

5.    Và tương tự đối với “vùng sáng”, nó sẽ sáng hơn các phần khác.

Bước 12 – Tạo splatter: Quy trình shading

Chúng tôi chưa xác định nguồn gốc của ánh sáng trong tác phẩm này, vì vậy chúng tôi sẽ bỏ qua nguyên nhân gây ra bóng từ nguồn sáng. Chúng ta chỉ quan tâm tới bóng bên dưới Splatter (xem con trỏ thứ 2 trong bước trước đó)

Bước 13 – splatter Shadow

Bây giờ chỉ có một khác biệt nhỏ giữa splatter với shadow. Nhưng OK. Không vấn đề gì. Trong phần II của hướng dẫn này, chúng tôi sẽ làm cho bề mặt trông tối hơn và như vậy sẽ làm cho hiệu ứng shadow mạnh mẽ hơn.

Chúng ta gần như đã hoàn thành, nhưng trước khi tiếp tục, tôi muốn bạn quan sát hình thứ 3 bên dưới. Có thể bạn ngạc nhiên tại sao các chấm nhỏ này không có shadow. Splatter trông như một vật thể 3D, như vậy, nếu bạn có chương trình 3D, bạn có thể xoay nó, đồng thời xem từng phía của nó trông như thế nào. Bây giờ, nếu bạn nhìn vào Splatter từ phía bên phải, bóng sẽ xuất hiện. Nhưng từ phía trước sẽ không nhìn thấy bóng, chúng ta không cần thêm vào.

Rất khó để giải thích, đôi khi bạn chỉ cần hình dung trong thực tế nó trông thế nào.

Bước 14 – Chuẩn bị chữ

OK, khi chúng ta đã hoàn thành splatter, chúng ta có thể chuyển sang việc tạo ra Text (chữ), nhưng trước khi tiếp tục, bạn hãy nhìn vào hình đầu tiên bên dưới. Như bạn thấy, toàn bộ Splash không được bao phủ bằng ánh sáng và shading. Vùng này được chỉ rõ với màu sắc được chọn lựa kỹ càng. Ok, bởi vì tôi đã lên kế hoạch cho minh họa này từ đầu cho tới việc tạo ra text ở phần giữa. Như vậy, Text sẽ được bao phủ một số khiếm khuyết phía sau.

Hình ảnh thứ hai, thứ ba và thứ tư dưới đây thể hiện một chút về việc tôi đã lên kế hoạch để thực hiện text này như thế nào. Tôi đã thực hiện một chuẩn bị nho nhỏ vì tôi biết chắc chắn text này nên trông như thế nào. Bạn không cần phải thực hiện điều này, nhưng thỉnh thoảng thử nghiệm cũng là một việc tốt. Bây giờ, khi bắt đầu với text này, rất nhiều ý tưởng đã xuất hiện trong đầu tôi. Có khá nhiều điều đã giúp tôi nhìn thấy những gì tôi có thể thực hiện được.

Bước 15 – Text trong không gian 3D

Để đặt chữ 3D trên một bề mặt trong không gian 3D, bạn cần phải thiết lập đường chân trời. Hãy xem hình ảnh đầu tiên dưới đây. Nền tảng là splatter mà tôi đã tạo ra. Trong trường hợp của chúng ta, đường chân trời nên nằm bên trên một chút so với Top Edge của Splatter. Bạn không phải vẽ các nét vẽ này như tôi đã làm trong hình đầu tiên bên dưới, hãy thử hình dung vị trí của nét vẽ này nằm ở đâu thì phù hợp.

Nó không cần thiết trong các ví dụ trừu tượng: các chữ cái bay trong không khí, chúng có thể được xoay chuyển.

Trước khi, chúng ta chuyển sang việc tạo ra chữ 3D, bạn cần phải hiểu vị trí của các chữ cái: hãy xem hình ảnh thứ hai dưới đây. Nếu các ký tự nằm dưới đường chân trời, hãy nhớ rằng bạn quan sát chúng từ trên, và đây là cách chúng ta sẽ tạo ra Text.

Rate this post
Chia sẻ

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước