10 phút đánh giá onpage một website

Tôi đã từng đọc rất nhiều website nói về SEO onpage thì phải thế này, phải thế kia. Thế nhưng lại không có một website nào đưa ra cách đánh giá về seo onpage chuẩn cho một website.

Bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ giành cho các bạn mới bắt đầu nghiên cứu SEO về cách đánh giá onpage một website như thế nào?

Để nắm được cái nhìn tổng thể SEO onpage một website cũng không phải quá khó. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn một cách nhanh chóng để nhận ra tình trạng seo onpage của một website. Giúp các bạn tìm hiểu đối thủ cạnh tranh đang phát triển như thế nào. Để hoàn thiện cho quá trình làm seo của bạn. Điều này hoàn toàn đơn giản, và chỉ với 10 phút .

Các bước cụ thể khi bạn đánh giá một onpage một website như sau:

      • Bước 1: Tìm hiểu mức độ uy tín của tên miền.

      • Bước 2: Xác định thời gian tải trang.

      • Bước 3: Kiểm tra sitemap.

      • Bước 4: Kiểm tra robots.txt.

      • Bước 5: Kiểm tra meta data.

      • Bước 6: Kiểm tra các thẻ Heading.

      • Bước 7: Kiểm tra nội dung trên trang (onsite).

      • Bước 8: Kiểm tra từ khóa.

Bước 1: Tìm hiểu mức độ uy tín của tên miền

Độ uy tín tên miền (DA) là một con số, hoặc điểm số được chuyển giao cho website. Con số này nằm trên thang điểm 100. Con số càng cao, website càng có uy tín. Các website có chỉ số DA cao hơn sẽ đạt được kết quả tìm kiếm tốt hơn. Chỉ số DA của site sẽ tăng theo tuổi của tên miền, quá trình bạn làm SEO, và số lượng backlinks chất lượng mà website nhận được.

DA là một phần thông tin quan trọng cần phải thu về cho website.

Để đánh giá được DA, bạn truy cập vào Open Site Explorer và điền url cần đánh giá lên đó. http://www.opensiteexplorer.org/

Hãy nhìn vào con số ở góc trên bên trái của màn hình (được khoanh tròn bằng màu đỏ), đó chính là chỉ số uy tín tên miền của website.

Dưới đây là biểu đồ đánh giá hiệu suất của website đứng từ góc độ độ uy tín tên miền.

DA

Rating (đánh giá) 

1 – 10

Kém – Website còn yếu và non trẻ. Bạn cần phải đầu tư nhiều thứ để có thể phát triển nó. 

11- 20

Trung Bình– Website không xuất sắc, nhưng bạn đang đi đúng hướng với cách làm website đang ngày một tốt hơn, hãy tiếp tục phát triển nó 

21 – 30         

Khá tốt. Những website này là những website đang làm seo, nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa và tìm hiểu với những cách làm như thế nào để có thể cải thiện nó 

31 – 40        

Cạnh tranhRất nhiều doanh nghiệp mới khởi sự có website nằm trong phạm vi DA này. Điều này không phải là tồi, nhưng vẫn có thể làm để đạt được phạm vi này. 

41 – 50         

Tốt– Đây là một chỉ số tốt đẹp cần hướng tới, với những website thương mại điện tử uy tín thì đều nằm trong phạm vi này. 

51 – 60        

Mạnh mẽ – Lúc này, website đã vượt qua danh giới một nửa trong thang điểm đánh giá DA, và bạn đang bắt đầu có được sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn. 

61 – 70        

Tuyệt vời – Chỉ số DA ở cấp độ này đại diện cho một website có khả năng hiển thị mạnh mẽ trên thế giới web, nó sở hữu nhiều backlinks và mức độ uy tín đáng kể trong phân khúc của mình. Nhiều website giáo dục có tên miền .edu đều nằm trong nhóm này. 

71 – 80

Nổi bật – Website của bạn đang thống trị trang SERPs và thị trường phân ngách của mình. 

81 – 90              

Rất nổi bật – Bạn đang ở tầng cao cấp của mức độ uy tín. 

91 – 100

Hiếm – Website đạt được chỉ số DA này chủ yếu là những cái tên quen thuộc như Wikipedia, Facebook, New York Times, v.v. Website của bạn có thể không bao giờ đạt được cấp độ này. Website đạt được phạm vi này, chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tất cả các website trên thế giới. 

Lưu ý: Nếu website có chỉ số DA thấp, bạn cần tiến hành một số công việc SEO để cải thiện độ uy tín cho tên miền.

Bước 2: Xác định thời gian tải trang

Google sẽ xếp hạng cao cho những website có thời gian tải trang thấp hơn. Nếu tốc độ website chậm chạp, quá trình SEO sẽ trở nên kém hiệu quả. Dưới đây là cách thức nhận biết:

Các bạn truy cập vào Pingdom.com, gõ địa chỉ URL của bạn, và nhấp vào “kiểm tra”. Pingdom sẽ phân tích hiệu suất và thời gian tải trang, bạn sẽ nhận được báo cáo trả về như sau:

Những con số này có thể không có nhiều ý nghĩa. Dưới đây là bảng đánh giá tốc độ tải trang để bạn có thể xác định website của mình có đạt hiệu suất hay không.                  

 

Tốc độ site

Đánh giá

Những việc cần làm

 

0-1 giây                    

Tốt    

Không có gì.

 

2-3 giây                                    

Khá tốt

Tốc độ website có thể không phải là ưu tiên hàng đầu, nhưng bạn nên xem xét thực hiện một số cải thiện trong những tháng tới đây.

 

Lớn hơn 4 giây

Chậm  

Hãy chuyển sang sử dụng một máy chủ nhanh hơn, loại bỏ yếu tố thời gian tải lâu, tối ưu kích thước hình ảnh, sử dụng CDN (ví dụ: Cloudflare), hoặc thực hiện những cải tiến tốc độ khác.

 

Lưu ý: Website có tốc độ chậm chạp cho thấy bạn cần tiến hành nhiều cải thiện SEO hơn nữa cho trang.

Bước 3: Kiểm tra sitemap

Website của bạn có sitemap hay chưa? Sitemaps là dấu hiệu của một trang web có tổ chức và dễ dàng lập chỉ mục, nó rất có lợi cho SEO.

      • Nếu website là của bạn, bạn có thể biết nó đã sở hữu sitemap hay chưa

      • Nếu bạn đang điều tra một website không phải của mình, hãy gõ địa chỉ URL, tiếp theo là “sitemap.xml” (trong một số trường hợp, bạn có thể phải gõ dòng lệnh đầy đủ như sau “fullsitemap.xml”). 

      • Nếu bạn vẫn không thể tìm thấy sitemap của trang, hãy sử dụng truy vấn Google như sau: URL của website, theo sau là một dấu cách, tiếp đó gõ sitemap.xml. Truy vấn đầy đủ sẽ có dạng như sau: www.example.com sitemap.xml

      • Nếu bạn vẫn không thể tìm thấy, có thể website này không sở hữu sitemap. Nếu nó có sitemap, đó sẽ là một dấu hiệu tốt dành cho SEO.

Lưu ý: Website không sở hữu sitemap đồng nghĩa với việc nó đang có quá trình SEO nghèo nàn.

Bước 4: Kiểm tra robots.txt

Một website được SEO tốt sẽ có tập tin robots.txt không chứa các disallows quan trọng. Bạn cần chắc chắn website của mình có chứa tập tin robots.txt và nó không ngăn cản các trình thu thập web index những khu vực quan trọng của website.

Trong trình duyệt, hãy gõ theo cấu trúc sau [tên miền của bạn]/robots.txt để kiểm tra thông tin này.

Ví dụ:

Hầu hết các website đều có tập tin robots.txt. Thậm chí, một số webmasters còn đưa ra những chỉ dẫn cụ thể dành cho trình thu thập web. 

Hầu hết các tập tin robots.txt đều chứa danh sách các khu vực đơn giản của site mà trình thu thập không được phép index.

Lưu ý: Nếu website thiếu tập tin robots.txt hoặc không cho phép thu thập nội dung trên các khu vực chính của website, nó cho thấy trang web đang tồn tại một vấn đề SEO nào đó.

Bước 5: Kiểm tra nội dung meta

Để đảm bảo website có chứa các thành phần meta chính, hãy kiểm tra những thông tin sau đây:

Bạn mở website và view code lên để xem thông tin các thẻ meta keywrod, meta description…

Đây là hai thẻ meta chính mà bạn muốn có trên website của mình. Hiện nay, bạn có thể không cần phải sử dụng meta keywords do Google không sử dụng chúng làm yếu tố trong đánh giá thứ hạng website nữa.

Lưu ý: Các thẻ Meta đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với SEO. Website cần phải sở hữu những thẻ tag này.

Bước 6: Kiểm tra các thẻ Heading

Ngoài việc sở hữu meta content chính xác, bạn cũng nên sử dụng các thẻ tiêu đề trong website của mình. SEO tốt đồng nghĩa với việc bạn cần sở hữu ít nhất một thẻ H1 và một thẻ H2, H3 và H4. Bạn có thể view code để xem các thẻ H như thế nào?

Lưu ý: Sở hữu các thẻ Heading phù hợp là thành phần quan trọng của một quá trình SEO tốt.

Bước 7: Kiểm tra nội dung trên site

Website cần cập nhật nội dung liên tục để có thể giành được thứ hạng cao trên SERPs. Duy trì thứ hạng website trên bộ máy tìm kiếm google mà không có nội dung phù hợp là một vấn đề vô cùng khó khăn.

      • Nếu website thuộc sở hữu của bạn, bạn sẽ biết mình có sở hữu một blog hoạt động tích cực hay không.

      • Nếu bạn đang giúp đỡ website của khách hàng hoặc của đối thủ cạnh tranh, quá trình tìm kiếm nội dung và đánh giá nội dung rất đơn giản. Bẳng cách kiểm tra nội dung có được xuất bản thường xuyên không, nội dung có phải đi sao chép, hoặc edit, hoặc là nội dung tự viết.

      • Tiếp đến là kiểm tra website có blog nào mạnh mẽ hay không, nếu có thì kiểm tra về cách tiếp thị nội dung hiệu quả như thế nào với người tìm kiếm..

Nếu như bạn không thể tìm thấy một blog nào trên website của họ, bạn có thể search trên Google theo cú pháp như sau: inurl: blog example.com

Một blog chất lượng, là nội dung trên blog đó được cập nhật thường xuyên và mỗi bài viết đều tạo được sự tương tác với độc giả.

Một phần quan trọng không thể thiếu trong vấn đề nội dung trên site đó là hình ảnh. Hình ảnh trong bài viết có được tối ưu hay không, các thẻ alt, như thế nào? dung lượng ảnh ra sao? ảnh có miêu tả được thông tin bài viết hay không?

Lưu ý: Tiếp thị nội dung vững mạnh là thành phần thiết yếu của một chiến lược SEO hiệu quả.

Bước 8: Kiểm tra từ khóa

Phương thức cuối cùng để ghi điểm cho quá trình SEO đó là tìm hiểu điều gì đang diễn ra trong các truy vấn tìm kiếm.

     • Trước tiên, để có được kết quả chính xác, bạn cần đăng xuất khỏi Google.

     • Hãy thực hiện tìm kiếm đối với các từ khóa dài mục tiêu. Và đánh giá vị trí từ khóa của website đó như thế nào

Bạn hãy liệt kê danh sách các từ khóa mà mình hoặc đối thủ cạnh tranh đang nhắm mục tiêu và xem xét từng từ một.

Vị trí trên GoogleSERP

Độ mạnh về SEO

1

Tuyệt vời

2

Rất tốt

3 – 4

Tốt

5 – 10

Trung Bình

Page 2

Khá

Page 3

Kém

Lưu ý: Để thực hiện quá trình ghi điểm đơn giản cho chiến dịch SEO, hãy sử dụng biểu đồ ở trên để xác định điểm mạnh của SEO dựa trên vị trí hiện tại của trang trong Google SERP.

Kết luận

Đây là giải pháp ngắn gọn và đơn giản để chúng ta có thể nhìn nhận bao quát về tình trạng SEO của website mình. Nó sẽ không trả lời mọi thắc mắc, nhưng nó sẽ cung cấp cho bạn cảm giác chính xác về cách thức hoạt động của website. 

Phương pháp này hoàn toàn miễn phí và nhanh chóng. Bạn không phải tìm hiểu bất kỳ công cụ đặc biệt nào, chỉ cần đào sâu đôi chút vào website. Sau khi thực hành vài lần, bạn sẽ có kỹ năng và phản xạ để tiến hành tìm kiếm và kiểm tra các yếu tố SEO phù hợp.

Xuân Trung

Rate this post
Chia sẻ

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước