Danh mục: Tìm hiểu joomla

Hướng dẫn cài đặt Joomla 2.5.7 trên localhost

Trong loạt bài Joomla cơ bản mà LMT sẽ đăng, bằng phương thức diễn giải kèm hình ảnh, video tổng kết, chúng tôi sẽ cố gắng truyền tải đến các bạn những bước đi cơ bản, dễ dàng nhất trong việc tiếp cận, học tập Joomla dành cho những người làm web không chuyên, những bạn muốn tạo riêng một website cá nhân đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được những chức năng cần thiết.

Các ví dụ dễ nhận thấy khi sử dụng CMS Joomla để làm website: website tin tức, website bán hàng, blog hoặc thậm chí là một website mạng xã hội nhỏ, có tích hợp chức năng diễn đàn …. LMT rất mong nhận được sử đón nhận và ủng hộ từ phía độc giả.

Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách cài đặt website Joomla phiên bản 2.5.7 (phiên bản mới nhất tính đến thời điểm 01/10/2012). Để tìm hiểu về các phiên bản Joomla 2.5.x, các bạn có thể tham khảo tại đây. Lưu ý, trong loạt bài này chúng tôi đi thẳng vào vấn đề bài học, do đó những thông tin về hệ quản trị mã nguồn mở CMS Joomla nếu các bạn cần tìm hiểu thêm, các bạn có thể truy cập trực tiếp website Joomla.org, hoặc thông tin trên các trang website khác.

1. Các bước chuẩn bị trước khi cài đặt Joomla

Gói cài đặt Joomla_2.5.7-Stable-Full_Package.zip.

Webserver Xampp, Vertrigo, wampp … nếu cài đặt trên Localhost (Trong loạt bài này chúng tôi sử dụng Xampp phiên bản 1.7.3. Xem hướng dẫn cài đặt Xampp tại đây)

– Hosting Linux nếu cài đặt online trên mạng.

2. Hướng dẫn cài đặt Joomla trên Localhost.

Bước 1:

– Tạo thư mục chứa source website (Ở đây chúng tôi tạo thư mục hocjoomla) trong thư mục htdocs của Xampp. Sao chép gói cài đặt Joomla_2.5.7-Stable-Full_Package.zip vào thư mục hocjoomla và giải nén.

(Chú ý: Trong loạt hình ảnh dưới, nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao thư mục chứa source web trong hình lại là thư mục website. Vì ở đây tôi đã đổi đường dẫn thư mục htdocs sang website. Do đó các bạn cũng không nên quá chú trọng vấn đề này. Còn phương thức như thế nào, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết Một vài thủ thuật cho xampp.)

Giải nén gói cài đặt Joomla 2.5.7 vào thư mục chứa source web hocjoomla.

Để ý các bạn sẽ thấy, một gói cài đặt Joomla hoàn thiện luôn chứa đầy đủ các thư mục có sẵn của nó, quan trọng hơn hết chính là thư mục Installation.

Bước 2: Tạo database cho website Joomla

Để tạo database, ta phải truy cập phymyadmin, các bạn sử dụng bất cứ trình duyệt web nào, truy cập: http://localhost/phpmyadmin/ . Trong phẩn Creat new database, các bạn có thể đặt tên một database bất kì (nhưng phải nhớ). Trong bài này chúng tôi đặt trùng với tên thư mục chứa web: hocjoomla.

Hình ảnh 02: Truy cập phpmyadmin, tạo database.

Các bước cài đặt Joomla.

Bước 1: Chọn ngôn ngữ cài đặt.

Trên trình duyệt web, truy cập địa chỉ: localhost/thumucchuasource (Trong bài này: localhost/hocjoomla).

Ở bước này, Joomla cho phép người dùng lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với quốc gia người dùng. Tính trong gói Joomla 2.5.7, có tổng cộng 65 ngôn ngữ, trong đó có ngôn ngữ Việt Nam. Nhấn tiếp theo để sang bước 2.

Bước 2 – Bước kiểm tra trước khi cài đặt, Joomla sẽ tự động kiểm tra các thành phần hỗ trợ của webserver cho Joomla và những điều chỉnh khuyên dùng. Với xampp 1.7.3 hầu hết các yêu cầu ở bước này đều đáp ứng được và để nguyên mặc định. Tiếp theo.

Bước 3 – Bước Giấy phép GNU General Public để tham khảo thêm giấy phép hoạt động của Joomla. Tiếp theo.

Bước 4 – Bước Cấu hình cơ sở dữ liệu. (quan trọng)

Trong bước này, Joomla yêu cầu người dùng cấu hình cơ sở dữ liệu cho Joomla để tạo cơ sở dữ liệu cho website hoạt động. Nếu cấu hình cơ sở dữ liệu không đúng (vd: Sai tên đăng nhập, sai mật khẩu, tên cơ sở dữ liệu …) website sẽ không thể liên kết đến database. Do đó ở phần này cần chú ý 1 số điểm sau:

– Phần Loại cơ sở dữ liệu và Tên máy chủ nên để mặc định.

– Phần Tên đăng nhập: vì phần này cài đặt ở Localhost, nên hầu hết tên đăng nhập sẽ là Root.

– Phần Mật khẩu: phần này tùy thuộc vào webserver mà bạn cài đặt. Với xampp không có mật khẩu. Do đó để trống ở ô này.

– Phần Tên cơ sở dữ liệu: điền tên cơ sở dữ liệu đã tạo ở phẩn chuẩn bị. Ở đây chúng tôi điền hocjoomla.

– Phần tiền tố bảng: phần này có thể để mặc định, hoặc có thể đặt tên theo ý các bạn, tuy nhiên lưu ý bắt buộc phải kết thúc bằng dấu gạch dưới.

– Phần Xử lý cơ sở dữ liệu cũ: trong trường hợp bạn tạo mới cơ sở dữ liệu thì không cần quan tâm mục này. Tuy nhiên nếu liên kết đến một cơ sở dữ liệu có sẵn các dữ liệu bảng .. thì phần này có thể bạn sẽ cân nhắc.

Cụ thể các bạn có thể tham khảo hình bên dưới. Nhấn Tiếp theo:

Bước 5 – Cấu hình FTP, nếu cài đặt trên Windows thì bỏ qua phần này.

Bước 6 – Cài đặt cấu hình chính.

  • Phần Tên trang: có thể điền bất cứ gì, ví dụ: lmt.com.vn
  • Phần Địa chỉ hòm thư điện thử: điền địa chỉ hòm thư quản trị (mail), ví dụ: contact@lmt.com.vn.
  • Phần Tên đăng nhập quản trị: đặt tên đăng nhập để truy cập trang quản trị joomla, thông thường nếu website đang trong quá trình xây dựng, các bạn có thể để mặc định là admin.
  • Phần Mật khẩu quản trị: chọn mật khẩu để đăng nhập trang quản trị, với website đang trong quá trình xây dựng, tôi nghĩ các bạn nên đặt những mật khẩu đơn giản. Về sau sau khi hoàn tất website, các bạn có thể đổi lại mật khẩu phức tạp.
  • Phần Xác nhận mật khẩu quản trị: xác nhận mật khẩu.

Lưu ý – Phần Bộ dữ liệu mẫu. Phần này cho chúng ta 2 lựa chọn:

+ Cài đặt dữ liệu mẫu: trong mỗi gói cài đặt Joomla, nó luôn chứa các dữ liệu mẫu bao gồm nhiều thành phần: hình ảnh, bài viết, menu đặt sẵn, banner …… Do đó khi ta chọn Cài đặt dữ liệu mẫu, joomla sẽ cài đặt toàn bộ dữ liệu này sau khi hoàn tất cài đặt. Website sẽ là một trang web có đầy đủ các thành phần trên.

+ Bỏ qua Cài đặt dữ liệu mẫu: ngược lại với phần trên.

Vậy khi nào nên cài đặt dữ liệu mẫu, khi nào không ?

Thông thường khi bạn muốn phát triển 1 website theo ý đồ riêng của mình, tức là bạn chỉ cần cái nền trước, rồi hình hài website ra sao bạn sẽ tự phát triển, tự lựa chọn các thành phần phù hợp cho website. Lúc này bạn có thể bỏ qua Cài đặt dữ liệu mẫu, vì như thế sẽ đỡ rắc rối trong qua trình xây dựng website.

Trong một số trường hợp còn lại, nếu bạn muốn tham khảo 1 website joomla đã được xây dựng hoàn chỉnh (tức là đầy đủ dữ liệu có sẵn), được đóng gói gọi là quickstart, hoặc muốn lấy nguyên các thành phần của website joomla đó, rồi chỉ việc thay đổi chữ, tên, hình ảnh thì bạn nên chọn cài đặt dữ liệu mẫu.

Trong trường hợp này, tôi không cài dữ liệu mẫu. Nhấn Tiếp theo để sang bước 7.

 

Bước 7 – Joomla yêu cầu bạn xóa bỏ hoặc đổi tên thư mục Installation để hoàn tất cài đặt. Việc xóa bỏ thử mục này sẽ đảm bảo một phần tính bảo mật cho website của bạn sau này khi đưa vào hoạt động. Chọn Gỡ bỏ thư mục cài đặt, chờ báo thành công. Sau đó bạn chú ý phần bước cài đặt, nó có sự thay đổi:

  • Chọn Trang để xem giao diện website vừa mới cài đặt xong.
  • Chọn Người quản trị để truy cập vào trang quản trị Joomla.

Xuân Trung

Rate this post

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước