Danh mục: PHP tool

Quy trình hoạt động Zend Framework

Trong bài này, tôi sẽ nói đến hướng hoạt động và giúp các bạn phân tích cũng như tìm hiểu về quy trình xử lý trong Zend Framework. Để qua đó có thể mở rộng và tùy chọn trong ứng dụng của mình.

Ở phần trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về cài đặt và cấu hình Zend framework trên Netbeans. 

1.Zend Framework làm việc như thế nào?:

 Zend Framework vận hành theo mô hình MVC. Vì thế bạn sẽ công cảm thấy ngạc nhiên khi tiếp xúc với quy trình này.

 Ví dụ:

Từ ví dụ trên ta thấy Computer được xem là một controller và Product List được xem là một action của controller đó. Khi hoạt động, trong controller bạn sẽ khởi tạo những action như mong muốn thông qua việc thiết lập phương thức một cách cụ thể.

Ví dụ:

1

?php

2

class IndexController extends Zend_Controller_Action{

3

    public function indexAction(){

4

    }

5

}

class IndexController cho ta Controller mang tên index() và indexAction() thì cho ta action là index.

Khi đó bạn bắt buộc phải khởi tạo trong views một thư mục ứng với controller là index trong scripts. Và file index.phml ứng với action là index. 

Xét ví dụ khác:

1

?php

2

class ComputerController extends Zend_Controller_Action{

3

 public function indexAction(){

4

 }

5

 public function  productlistAction(){

6

 }

7

}

Ở ví dụ này cho ta biết Controller là Computer, 2 action là index và productlist.

Như vậy, để chạy được ứng dụng. Bạn cần tạo thư mục Computer trong views ứng với controller và file index.phtml, productlist.phtml.

Cụ thể: 

application

            _controller

                         _computerController.php 

application

            _views

                    _scripts

                             _computer

                                          _index.phtml

 

application

            _views

                   _scripts

                            _computer

                                          _productlist.phtml

2.File index.php và application.ini trong Zend Framework có những gì?:

 Nội dung đầy đủ file index.php

01

?php

02

defined(‘APPLICATION_PATH’)

03

    || define(‘APPLICATION_PATH’,

04

              realpath(dirname(__FILE__) . ‘/../application’));

05

defined(‘APPLICATION_ENV’)

06

    || define(‘APPLICATION_ENV’,

07

              (getenv(‘APPLICATION_ENV’) ? getenv(‘APPLICATION_ENV’)

08

                                         : ‘production’));

09

set_include_path(implode(PATH_SEPARATOR, array(

10

    dirname(dirname(__FILE__)) . ‘/library’,

11

    get_include_path(),

12

)));

13

require_once ‘Zend/Application.php’ ;

14

$application = new Zend_Application(

15

    APPLICATION_ENV,

16

    APPLICATION_PATH . ‘/configs/application.ini’

17

);

18

$application->bootstrap()->run();

Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu xem bên trong file index.php này có những điểm gì cần lưu ý.

1

defined(‘APPLICATION_PATH’)

2

    || define(‘APPLICATION_PATH’,

3

              realpath(dirname(__FILE__) . ‘/../application’));

Dòng này khai báo cho Zend Framework biết bạn đang đặt thư mục application ở đâu thông qua một hằng APPLICATION_PATH. Đây là hằng mà bạn sẽ dùng rất nhiều trong các khai báo cấu hình sau này.

1

defined(‘APPLICATION_ENV’)

2

    || define(‘APPLICATION_ENV’,

3

              (getenv(‘APPLICATION_ENV’) ? getenv(‘APPLICATION_ENV’)

4

                                         : ‘production’));

Dòng này cho phép đọc thông tin phân đoạn có tên production ở file application.ini ở bên dưới. Và ta đưa chữ production vào một hằng là APPLICATION_ENV.

1

set_include_path(implode(PATH_SEPARATOR, array(

2

    dirname(dirname(__FILE__)) . ‘/library’,

3

    get_include_path(),

4

)));

Dòng này làm nhiệm vụ load nội dung của thư viện library nơi mà bạn chứa thư viện của zend. Nôm na có thể hiểu là, nếu bạn sử dụng dòng này. Thì ở phần dưới và những trang khác, thay vì bạn phải gõ: require_once ‘Library/Zend/Application.php’ Thì giờ bạn chỉ cần gõ: require_once ‘Zend/Application.php’ . Vì mặc định thư viện đã được nạp vào rồi.

1

require_once ‘Zend/Application.php’ ;

2

$application = new Zend_Application(

3

    APPLICATION_ENV,

4

    APPLICATION_PATH . ‘/configs/application.ini

5

);

Tiếp tới, chúng ta nạp nội dung trang Application.php và tiếp tục gọi trang application.ini ở thư mục config. Và nếu bạn chú ý, sẽ thấy chúng ta sử dụng 2 hằng vừa khởi tạo là APPLICATION_ENV và APPLICATION_PATH để lấy thông tin.

1

$application->bootstrap()->run();

Và cuối cùng là việc thực thi lệnh bằng hàm run().

Khi chúng ta đã hiểu được vấn đề, thì chúng ta có thể viết chúng gọn lại theo cách mà ta hiểu.

01

?php

02

define(‘APPLICATION_PATH’,

03

              realpath(dirname(__FILE__) . ‘/../application’));

04

define(‘APPLICATION_ENV’,’production’);

05

set_include_path(dirname(dirname(__FILE__)) . ‘/library’);

06

require_once ‘Zend/Application.php’ ;

07

$application = new Zend_Application(

08

    APPLICATION_ENV,

09

    APPLICATION_PATH . ‘/configs/application.ini’

10

);

11

$application->bootstrap()->run();

Tiếp tới ta tìm hiểu file application.ini để xem nó thể hiện thông tin gì:

1

[production]

2

phpSettings.display_startup_errors = 0

3

phpSettings.display_errors = 0

4

bootstrap.path = APPLICATION_PATH “/Bootstrap.php”

5

bootstrap.class = “Bootstrap”

6

resources.frontController.controllerDirectory = APPLICATION_PATH”/controllers”

Dòng đầu tiên có chức năng khởi tạo phân đoạn mang giá trị [production]. Bởi vì trong file này chúng ta chia làm nhiều phân đoạn một cách rõ ràng. Ví dụ phân đoạn chứa cơ sở dữ liệu, phân đoạn chứa thông tin layout, kết nối CSDL,….

1

[production]

2

phpSettings.display_startup_errors = 0

3

phpSettings.display_errors = 0

Hai dòng này cho phép bạn có bật tính năng báo lỗi của Zend Framework hay không, nếu có bạn sẽ sửa giá trị thành 1.

1

bootstrap.path = APPLICATION_PATH “/Bootstrap.php”

2

bootstrap.class = “Bootstrap”

Hai dòng này cho phép bạn tìm tới file bootstrap.php để thông qua nó tương tác các thư viện hàm trong Zend Framework. Đồng thời chỉ định tên gọi của class là Bootstrap. Ở đây bạn cũng cần lưu ý là tên class trong file Bootstrap.php phải cùng tên với Bootstrap mà bạn đã khai báo ở application.ini.

1

resources.frontController.controllerDirectory = APPLICATION_PATH”/controllers”

Dòng này chỉ ra đường dẫn tới thư mục controllers trong thư mục application của chúng ta.

Xuân Trung

Rate this post
Chia sẻ
Từ khóa: php nâng cao

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước