Cách viết Meta Description để nhận được nhấp chuột

Meta description ảnh hưởng tới Seo như thế nào? Làm thế nào để viết một meta description thu hút được những cú nhấp chuột từ người dùng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và cải thiện nó.

Chủ mục Neil Patel giải thích ảnh hưởng meta descriptiong tới SEO:

Google từ lâu đã cho rằng mô tả meta không ảnh hưởng đến thứ hạng công cụ tìm kiếm. Từ một bài năm 2007 trên Google Webmaster Central Blog:

“Đáng lưu ý rằng trong khi meta description có thể cải thiện nhấp chuột, chúng sẽ không ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn trong kết quả tìm kiếm”

Google khẳng định lại quan điểm này một lần nữa vào năm 2009 trong một bài viết nói rằng các thẻ từ khóa meta không được sử dụng như là một tín hiệu xếp hạng:

 “Mặc dù đôi khi chúng ta sử dụng các thẻ meta description cho các đoạn chúng ta đưa ra, chúng ta vẫn không sử dụng các thẻ này trong xếp hạng”.

Như vậy, mọi người đã từ lâu lãng quên meta descriptions, gác chúng lại hoặc khiến sự sáng tạo của chúng tới mức tầm thường. Một khi đã viết, meta descriptions hiếm khi được nhìn đến lần thứ 2 hoặc được xem xét thêm.

Meta descriptions ít có lỗi bởi vì descriptions  được viết tốt sẽ không giúp ích cho thứ hạng trang web của bạn.

Nhưng liệu chúng có giúp ích cho thứ hạng của bạn?

Một Meta Description được tối ưu hóa rất quan trọng cho SEO

Tôi có thể dẫn ra các trường hợp meta descriptions  là quan trọng đối với SEO. Tôi sẽ dành thời gian để giải thích điều này, bởi vì mục tiêu của tôi trong bài viết này là để giúp bạn viết meta descriptions sắc sảo. Một khi bạn nhận ra rằng mô tả meta descriptions có ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm, nó có thể truyền cảm hứng cho bạn để viết chúng tốt hơn.

Mối quan hệ giữa meta descriptions và xếp hạng công cụ tìm kiếm có thể được mô tả trong 4 điểm:

1. Nội dung trong một meta description không ảnh hưởng đến thuật toán xếp hạng tìm kiếm.

2. Hành vi người dùng được tính vào các thuật toán tìm kiếm.

3. Cụ thể, tỷ lệ nhấp chuột (CTR) là một phần của quy trình xếp hạng thuật toán.

4. Meta description  là tính năng quan trọng nhất để cải thiện tỷ lệ nhấp chuột từ các trang kết quả tìm kiếm.

1.  Nội dung trong một meta description không ảnh hưởng đến thuật toán tìm kiếm

Theo như chúng ta biết – và chúng ta tin tưởng Google về điều này – thuật toán xếp hạng công cụ tìm kiếm của Google không xem xét meta descriptions như là một yếu tố. Như vậy, từ góc độ thuật toán chặt chẽ, không cần thiết phải đặt các từ khóa quan trọng nhất của bạn trong phần meta description.

2.  Hành vi người dùng được tính vào các thuật toán tìm kiếm

Có hàng trăm các yếu tố liên quan đến xếp hạng một trang web. Rất dễ để quên rằng Google phân tích hành vi người dùng trên một trang web và coi nó như là một phần của quy trình xếp hạng của nó.

Theo phản ánh trong Google Analytics, Google đang tích cực đo hành vi người dùng – thậm chí thông tin cá nhân – và tính vào kết quả tìm kiếm.

Hãy suy nghĩ về việc này trên mức độ rộng nhất: tìm kiếm dựa trên vị trí. Kết quả tìm kiếm dựa trên vị trí là một metric phụ thuộc vào người sử dụng. Một người sử dụng ở Nam Carolina gõ “weather” (thời tiết) trong Google sẽ có được kết quả này, ngay cả khi cô ấy không đăng nhập vào tài khoản Google của mình:

Một người ở Anchorage Alaska sẽ thấy một kết quả khác:

Bấy nhiêu đó là đủ rõ ràng (và khá cơ bản).

Nhưng thuật toán cải tiến nhiều hơn thế. Không chỉ nó sử dụng yếu tố thông tin / vị trí, mà còn đo lường hành vi người dùng trong xếp hạng tiếp theo của một trang web cụ thể.

3. Cụ thể, tỷ lệ nhấp chuột (CTR) là một phần của quy trình xếp hạng thuật toán

Tiến sĩ Pete Meyers của Moz đã viết một bài báo vào năm 2012 mà đến nay vẫn còn rất phù hợp. Quan điểm của ông trong bài báo là rằng Google sử dụng hai metric người dùng trong xếp hạng tìm kiếm.

Hai metric là: (1) tỷ lệ nhấp chuột trang kết quả công cụ tìm kiếm (SERP) và (2) thời gian ở lại. Đây là cách ông giải thích nó:

 “Metric đầu tiên theo tôi mà Google sử dụng rộng rãi là tỉ lệ nhấp chuột trực tiếp (CTR) từ chính SERPs. Có hay không một kết quả được nhấp vào là một trong manh mối đầu tiên của Google và Bing về  kết quả được đưa ra có ăn khớp với truy vấn. Chúng tôi biết Google và Bing đều có dữ liệu này, vì chúng trực tiếp báo cho chúng tôi”.

Thật vậy, cả Google và Bing dường như đều sử dụng metric này, vì cả hai điểm dữ liệu đều có sẵn trong nền tảng báo cáo của chúng:

Google Webmaster Tools (Ảnh từ Moz.)

Bing Webmaster Tools (Ảnh từ  Moz)

Meyers tóm gọn nó một cách hoàn hảo: “Kết quả thích hợp thúc đẩy nhiều nhấp chuột hơn”

Đây là một điểm quan trọng, và nó dẫn tới việc chứng minh quan điểm cuối cùng của tôi:

4. Meta description  là tính năng quan trọng nhất để cải thiện tỷ lệ nhấp chuột từ các trang kết quả tìm kiếm.

Google xem xét hành vi của người sử dụng, đặc biệt là tỷ lệ nhấp chuột. Vì vậy, làm thế nào chúng ta có thể cải thiện tỉ lệ nhấp chuột trên mục SERP của chúng ta?

Bằng cách viết meta descriptions sắc sảo.

Và càng có nhiều người nhấp vào mục SERP, các trang web của chúng ta càng có xếp hạng cao hơn trong Google.

Hãy nhìn vào một SERP trung bình. Ngoài kiến thức, đồ thị thông tin và những đoạn viết, có ba đặc điểm chính trong một entry SERP: tiêu đề trang, URL của trang, và mô tả trang.

Tất cả ba trong số này ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng có nhấp chuột không. Trong ba cái, meta description chiếm không gian nhiều nhất – khoảng hai dòng. Nó là thông tin quan trọng nhất, và do đó được xem và đọc thêm lâu hơn.

Theo dõi thì thấy meta description hay thực sự cải thiện nhấp chuột, và do đó cải thiện xếp hạng trang web. Chắc chắn rằng, điều đó khiến meta description là yếu tố của SEO!

Nhưng đó là một trong những yếu tố SEO khó nhận biết do tác động gián tiếp của nó. Hơn nữa, cải thiện meta descriptions không đòi hỏi sự khéo léo về SEO nhiều như trong kĩ năng viết, điều này khiến tôi đến với quan điểm chính của bài viết này: Làm thế nào để bạn viết được một mô tả meta có được nhấp chuột?

Bí quyết nâng cao để viết Meta Descriptions sắc sảo

Vậy, làm thế nào để bạn viết một meta description thu hút nhấp chuột?

Hãy mô tả. Ngôn ngữ trong meta description của bạn nên giới thiệu cho người dùng những gì trang web nói về. Nói chung, phác thảo nội dung của trang. Nếu người dùng đang phân vân trong việc nhấp vào nó, anh ta hoặc cô ấy muốn chắc chắn rằng trang web thực sự là nói về những gì họ quan tâm đến.
Hãy thuyết phục. Meta description lớn liên quan đến yếu tố của sự thuyết phục. Để có được nhấp chuột, bạn cần viết mang tính lôi kéo thật mạnh mẽ. Một số SEOers chủ trương dùng một lời kêu gọi mua sắm trong description. Tôi không tin rằng điều này là cần thiết; Tuy nhiên, tôi thực sự khuyên bạn nên tạo ra một meta description kêu gọi phản ứng thậm chí nếu nó không trực tiếp nói điều đó

Thu hút sự tò mò. Một trong những điều có sức thuyết phục nhất mà bạn có thể làm với meta của bạn là châm ngòi cho sự tò mò. Điều này đặc biệt đúng đối với các truy vấn thông tin (như trái ngược với các truy vấn giao dịch). Bởi thời gian một người dùng kết thúc việc đọc mô tả của bạn, họ sẽ tò mò về những gì trang sẽ nói về chủ đề này. Bạn chỉ cần cung cấp đủ thông tin để giải thích những gì trang nói về nhưng không quá nhiều đến nỗi phá hỏng mất yếu tố tò mò.

Sử dụng từ ngữ chính xác. Các từ khóa có thể không quan trọng đối với công cụ tìm kiếm, nhưng quan trọng với người sử dụng. Để họ phải nhấp chuột, người sử dụng cần nhìn thấy những từ thích hợp. Những từ ngữ này nên được kết hợp với truy vấn của họ. Những từ ngữ chính xác đặt ở đúng nơi tạo ra sự khác biệt giữa một mục SERP bị bỏ qua và một mục SERP có được một cú nhấp chuột.

Hãy viết chúng dài trong chuẩn. Nếu bạn viết một meta description quá dài, Google sẽ cắt nó. Chiều dài tiêu chuẩn được chấp nhận là 156 ký tự. Không giống như các tiêu đề trang, việc cắt meta description không dựa trên điểm ảnh theo cách các tiêu đề trang bị cắt.

Không sử dụng dấu ngoặc kép. Google sẽ cắt chúng.

Kết luận

Cuối cùng, meta descriptions xứng đáng là yếu tố để bạn tập trung trong việc làm SEO tổng thể của bạn. Ít nhất, bạn không nên bỏ rơi chúng – meta descriptions là thứ duy nhất đứng giữa kết quả tìm kiếm và khách truy cập.

Vậy còn bạn? Bạn làm gì để tạo meta descriptions hay?

Rate this post
Chia sẻ
Từ khóa: Kỹ thuật SEO

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước