SEO trong tương lai: tối ưu hóa các thuộc tính

Bạn thử tưởng tượng SEO trong tương lai sẽ như thế nào – một tương lai mà trong đó bạn không cần sử dụng từ khóa hoặc các từ đồng nghĩa tương đương để tìm kiếm. Chúng sẽ trở nên lỗi thời trong thời đại đó. Công cụ tìm kiếm tương lai sẽ cung cấp cho người dùng câu trả lời cho mọi truy vấn bằng cách kiểm tra dữ liệu hợp lệ nội bộ được liên kết đến các nguồn thông tin đáng tin cậy.

Để tối ưu hóa website cho công việc tìm kiếm trong tương lai, SEO cần phải tạo ra các “entity – đối tượng” liên quan, có khả năng nhận diện trên các trang web để chúng có thể trả lời các truy vấn thu hẹp, tập trung và chọn lọc.

 

Để tạo ra các entity này, người làm SEO sẽ sử dụng công nghệ Semantic Web và dữ liệu cấu trúc. Nó cho phép công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung trang, từ đó hiển thị kết quả tìm kiếm hợp lệ cho mỗi truy vấn.      

Dưới đây là lý do tại sao và làm thế nào để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tương lai. Nhưng trước tiên, hãy cùng tôi tìm hiểu vấn đề khác trước khi quay lại thảo luận về vấn đề này nhé.

Thảo luận về tương lai của công cụ tìm kiếm & SEO

Tuần trước, khi thảo luận về tương lai của công cụ tìm kiếm và SEO trong bối cảnh đổi mới của Google dạo gần đây thông qua các sản phẩm như Google Glass và Google Now, Barbara Starr – người bạn tốt đồng thời là đối tác kinh doanh của tôi đã đồng ý chia sẻ những hiểu biết của cô ấy trong bài viết này.

Barbara được biết đến như một chiến lược gia semantic khá tuyệt vời. Khi mới khởi nghiệp, cô từng làm việc cho Dự án High Performance Knowledge Bases (Dự án nền tảng kiến thức chất lượng cao) – một chương trình nghiên cứu của DARPA (Văn phòng Nghiên cứu Dự án Phòng vệ Tiến bộ Mỹ) nhằm thúc đẩy công nghệ trong việc thu nhận, trình bày và vận dụng kiến thức của máy tính. Cô cũng từng tham gia chương trình PAL (sau đó phát triển thành chương trình SIRI) của DARPA cũng như một số dự án về tự nhiên khác.

Năm 2009, khi tôi gặp Barbara, chúng tôi đã bắt đầu nói chuyện về mối quan hệ giữa SEO và công nghệ tìm kiếm. Sau đó, chủ đề này đã trở thành chủ đề của một cuộc thảo luận về các dữ liệu lịch sử và khả năng tương lai của công nghệ tìm kiếm và Semantic Web. Gần đây, nó trở thành chủ đề của những cuộc thảo luận xung quanh khái niệm tại sao chúng ta lại sử dụng từ khóa trong công cụ tìm kiếm, từ đó hình thành nên khái niệm về tìm kiếm entity và tối ưu hóa entity chuỗi.

Google và các công cụ tìm kiếm khác rất nhạy cảm với địa chỉ IP, các tín hiệu và thuật toán; do đó, đây luôn luôn là một trò chơi đoán tìm cho những nhà làm SEO để có thể tiên liệu trước những gì sẽ diễn ra trong công nghệ tìm kiếm tương lai. Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với các bạn một ý tưởng còn hạn chế mà tôi và Barbara đã cùng nghĩ ra. Cứ cho là chúng ta không thể dự đoán Google sẽ làm gì trong tương lai, tuy nhiên, luôn có những khái niệm cơ bản về công nghệ semantic và tìm kiếm hiện đang được Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác triển khai giúp vạch ra một số biện pháp khả thi cần xem xét.

Tại sao chúng ta sử dụng từ khóa trong công nghệ tìm kiếm?

Paul: Barbara, tại sao cô lại nghĩ là chúng ta đã sử dụng từ khóa trong công nghệ tìm kiếm từ nhiều năm nay?

Barbara: Từ khoá là một tạo tác đã phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của công nghệ tìm kiếm. Chúng tồn tại do cơ chế đầu vào kém hiệu quả (ví dụ như bàn phím), do Voice Search (tìm kiếm bằng giọng nói) và các cơ chế khác (như Gesture Search) vẫn chưa phát triển. Để hoàn thiện những kết quả tìm kiếm thông qua hành vi này từ máy tính chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Tôi phần nào tin rằng các truy vấn chỉ có từ khoá cuối cùng cũng sẽ biến mất. Chúng tồn tại vì việc gõ ra đầy đủ truy vấn sẽ khiến chúng ta tốn công sức, tiếp đó là do công nghệ nhận dạng giọng nói, màn hình cảm ứng chưa phát triển, v.v.

Vì thế, Lmt khuyên các SEOer khi xác định từ khóa, cần phải kèm theo những từ khóa dài.

Xem thêm về vấn đề này tại: Thủ thuật seo: Cải thiện SEO với từ khóa dài

Tuy nhiên, vào thời điểm này, các công cụ tìm kiếm thích những truy vấn được viết dưới dạng câu đầy đủ hoặc cụm từ có nghĩa để chúng có thể cung cấp thêm thông tin cũng như bối cảnh cho người sử dụng. Tôi thực sự muốn phá vỡ “những ẩn ý này” đối với các phạm trù con dựa trên “hoàn cảnh”, chẳng hạn như thiết bị, vị trí địa lý, v.v

Định luật Moore cũng đã nghiên cứu vấn đề liên quan đến khía cạnh phần cứng này. Chúng ta không có sức mạnh ban đầu của máy tính, chúng ta vẫn cần phải nhận ra hiệu suất và nhiều tính năng nữa của các công cụ tìm kiếm, do vậy chúng tôi đã kết thúc chủ đề về hệ thống từ khóa khó hiểu này vì dù sao vào thời điểm đó tìm ra được điều gì vẫn tốt hơn là không có gì, chưa kể đến việc Google là một công cụ tuyệt vời trong tiếp thị và thu lợi nhuận từ từ khóa!

 

Không ai dù trong giấc mơ vĩ đại nhất của mình sẽ nghĩ đến một “answer engine – công cụ trả lời” để giải đáp tất cả mọi từ khóa. Nếu không đặt mình vào trong một hoàn cảnh hay một địa điểm nào đó, khi bạn đi về phía một ai đó và nói, “giao hàng” – họ có thể nghĩ bạn bị dở hơi. Tuy nhiên, trong phạm vi hiện có của công cụ tìm kiếm ngày nay, nếu bạn đưa ra bối cảnh như lịch sử tìm kiếm và vị trí địa lý trên Google, bạn sẽ nhận lại một carousel (kết quả băng chuyền) các kết quả cung cấp cho truy vấn nhà hàng liên quan đến  đồ ăn bạn tìm kiếm, và nếu bạn thấy kết quả đó không liên quan, nó sẽ kích hoạt thuật toán thứ hai để cung cấp kết quả dưới dạng thương mại điện tử, cũng như sử dụng các entity Knowledge Graph của mình (hệ thống mới nhất của Google), theo đó Google sẽ hiển thị kết quả dựa trên “bối cảnh riêng”.

Paul: Cô có tin rằng một ngày nào đó truy vấn từ khóa sẽ đóng vai trò thứ yếu không?

Barbara: Đối với SEO, mô hình không phụ thuộc quá nhiều vào các từ khóa mang tính rất đột phá, tuy nhiên, không nhiều người cùng nền tảng kiến thức công nghệ như tôi đã mất 10 năm để xây dựng công cụ trả lời mà các công cụ tìm kiếm khác sẽ nghi vấn về thời gian chờ hiển thị kết quả sau một giờ khi đưa vào sử dụng công cụ trả lời loại này.

Một ví dụ tuyệt vời khác, bạn hãy nghĩ đến công cụ tìm kiếm như Sindice.com. Nó thu thập các trang web trên mạng, trích rút lý lịch dữ liệu trong dữ liệu cấu trúc từ HTML, sau đó bỏ đi phần còn lại của trang, giữ lại các dữ liệu cấu trúc này như nguồn dữ liệu nội bộ cho việc tìm kiếm trực tiếp thông qua website này, đây chính là quá trình “entity search”. Do đó, trong trường hợp này từ khóa trên trang trong entity search hoàn toàn không liên quan. Chúng đã bị các công cụ tìm kiếm loại bỏ!

Google đang sử dụng những Signals khác để xác định mức độ tin tưởng, cũng như chứng thực biểu đồ entity nội bộ, trong khi công nghệ Semantic với độ tập trung tự nhiên lớn đang nhìn vào những “Signal” từ quan điểm hiểu biết mục đích của người sử dụng và cả kết quả trả về có liên quan cho một người dùng cụ thể trong một tình huống riêng biệt. Nếu bạn không được định nghĩa như một entity, rõ ràng bạn không thể được tìm thấy trong entity search. Chúng ta thực sự có thể mở rộng khía cạnh “hoàn cảnh” toàn vẹn, và “khía cạnh xã hội”, đó là chìa khóa đối với Google Plus.

Entity Search và tối ưu hóa entity chuỗi

Paul: Có một số khái niệm mà những người làm SEO vẫn đang tranh luận, cô có thể giải thích làm thế nào SEO thích hợp trong phạm vi của “entity search”?

Barbara: Entity search rõ ràng có thể áp dụng cho SEO khi bạn bắt đầu nhận ra rằng Knowledge Graph của Google là một biểu đồ các đối tượng. Vì vậy, nếu bạn không định nghĩa “đối tượng” trong các điều khoản của Google, bạn sẽ không tồn tại trong Knowledge Graph (hoặc Carousel), và chắc chắn bạn sẽ không bao giờ được hiển thị trong mục kết quả trả lời cho bất kỳ một truy vấn nào nếu bạn không có trong dữ liệu của Knowledge Graph, ví dụ, Google Now và Google Glass. Đơn giản bạn chỉ không tồn tại trong ngữ cảnh và quan điểm của nó.

Do đó, như tôi đã đề cập, bạn phải chắc chắn rằng thương hiệu của bạn/ khách hàng của bạn, v.v, tồn tại như những đối tượng trong Google, Bing và các công cụ trả lời Semantic mới nổi khác ở bất cứ nơi nào bạn muốn chúng tìm thấy.

SEO có thể lấy ý tưởng về xếp hạng đối tượng từ những Trending Entities, dấu hiệu ban đầu của sự thay đổi từ Google đối với các đơn vị số liệu, điều này đang được chúng ta chú ý khi những công cụ semantic Web mới được tạo ra.

 

Một ví dụ nhỏ khác liên quan đến các số liệu ban đầu đó là kết quả dữ liệu cấu trúc trong Công cụ Google Webmaster Tools, nó vẫn đang trong giai đoạn sơ khai so với những gì chúng ta có thể nhìn thấy trong tương lai – cũng giống như Knowledge Graph vẫn còn đang trong giai đoạn trứng nước.

Paul: Trong 3 năm tới đây, sự thay đổi nào của công cụ tìm kiếm dành cho người dùng mà cô mong chờ được thấy?

Barbara: Google và các công cụ tìm kiếm khác đang hướng tới mục tiêu về một máy tính tương lai như trong bộ phim Star Trek. Tìm kiếm sẽ ngày càng trở nên ngữ nghĩa và tận dụng nhiều khái niệm liên quan chủ yếu đến trí thông minh nhân tạo.

Paul: Chúng ta cần quan tâm đến những yếu tố nào liên quan đến công cụ tìm kiếm và SEO?

Barbara: Sự thay đổi ngữ nghĩa mạnh mẽ hơn và chuyển sang sử dụng dữ liệu cấu trúc đều cần có trong cả kết quả tìm kiếm và truy vấn của người dùng.

• Với những tác động của tìm kiếm bằng giọng nói và những cải tiến lớn theo hướng này, các truy vấn sẽ ngày càng ít khác biệt hơn và số lượng từ khóa truy vấn dưới dạng câu đầy đủ cũng sẽ giảm.

• Tập trung hiểu các truy vấn để hiển thị kết quả tìm kiếm hợp lệ tốt hơn.

• Sự ra đời của nhiều thiết bị mà người dùng có thể đeo hoặc mang theo bên mình mà chúng ta có thể sử dụng nó để truy cập tìm kiếm như Google Glass hay đồng hồ.

• Sự lựa chọn “thiết bị” để truy cập tất cả các loại và kích cỡ màn hình, chẳng hạn như một hệ thống giải trí gia đình, truyền hình, v.v. Nó có thể tìm kiếm tất cả danh mục như âm nhạc, kênh truyền hình, những bộ phim có sẵn, v.v,

• Tương tác chặt chẽ hơn với Internet do tín hiệu được “đẩy” sang công cụ tìm kiếm trong các thiết bị của người sử dụng.

• Tận dụng Profiles xã hội như Google Plus.

Paul: Theo cô, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong Tối ưu hóa đối tượng chuỗi, ví dụ như Semantic SEO)?

Barbara: Đối với câu hỏi này, chúng ta hãy quay trở lại vấn đề liên quan đến Knowledge Graph, entity searches và những thay đổi liên quan của Google từ việc “lập chỉ mục” chuyển sang “tìm hiểu”.

Hiện nay, entity search đang được phần lớn các công cụ tìm kiếm và công cụ mạng xã hội tận dụng; do đó, hiểu mục đích của người sử dụng chính là vận dụng và nắm bắt được phương pháp làm thế nào nó lại liên quan đến tìm kiếm đồ thị đối tượng là chìa khóa. Nếu bạn không được xác định như một đối tượng, rõ ràng bạn không thể được tìm thấy trong entity search.

Paul: Những người làm SEO như chúng ta có thể làm gì để cải thiện mã trước khi các công cụ thay đổi toàn diện theo hướng này?

Barbara: Câu hỏi này phải chuyển thành: Làm cách nào tôi có thể tạo ra những đối tượng liên quan trên các trang web để chúng có thể trả lời cho truy vấn tập trung vào tìm kiếm kết quả cụ thể.

Bản đồ chuỗi những vấn đề này cần được những nhà làm SEO hiểu.

Việc hiểu một đối tượng đến từ các nguồn dữ liệu cấu trúc được tìm thấy và được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm, đã được định nghĩa trong lược đồ đối tượng, là một bước đi mạnh mẽ. Vì vậy, hãy ngừng lo lắng về các từ khóa trên một trang web. Hãy quan tâm đến những gì mà trang web “nói” với chúng ta và làm thế nào nó lại liên quan đến các đối tượng, hoặc những gì mà công cụ tìm kiếm quan tâm. Các công cụ này quan tâm đến những thông tin đó chắc chắn là có lý do.

Hãy nhớ lại ví dụ ban đầu tôi đã trình bày liên quan đến Sindice.com. Website này thu thập các trang web trên mạng, trích rút lý lịch dữ liệu của dữ liệu cấu trúc từ HTML, vứt bỏ phần còn lại của trang đi và lưu giữ các dữ liệu cấu trúc này thành nguồn dữ liệu nội bộ phục vụ cho việc tìm kiếm trực tiếp trên website (quá trình này gọi là entity search).

Tôi xin nhắc lại lần nữa, bạn hãy quên việc sử dụng từ khóa hoặc các từ đồng nghĩa tương đương khi tìm kiếm trên web đi vì nó thật vô ích. Một khi công cụ đã xác minh nguồn dữ liệu nội bộ có liên kết đến các tài liệu liên quan đến truy vấn của người dùng, nó sẽ sử dụng nguồn thông tin tin tưởng và đã được chứng minh này.

Paul: Cảm ơn cô vì đã chia sẻ kinh nghiệm của mình với chúng tôi. Sự thay đổi luôn luôn khó nắm bắt, và việc hiểu công nghệ semantic Web ngày càng trở thành giải pháp thực hành tốt nhất cho những người làm SEO. Dưới đây là thông tin về các nguồn semantic SEO để bạn có thể tham khảo.

Nguồn tham khảo về Semantic SEO

• Google Blog: Introducing the Knowledge Graph

• Search Engine Land: Used To Searching For Content? Content Searches For You

• Blog của Aaron Bradley: SEO Skeptic

• Sách của David Amerland: Google Semantic Search

• Công nghệ Semantic Web và dữ liệu liên kết: SemanticWeb.com

• Dữ liệu liên kết: LOD Cloud

• Moz Blog: From Keywords to Contexts, The New Query Model

• Cộng đồng Google+: Semantic Search Marketing

Xuân Trung

 

Rate this post
Chia sẻ
Từ khóa: Tối ưu Seo

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước