Những chỉ số quan trọng đối với thành công của website doanh nghiệp

Nhiều tài liệu đã bàn luận về khía cạnh các doanh nghiệp địa phương có thể làm gì để cải thiện website, từ việc thúc đẩy độ khả dụng tìm kiếm qua từ khóa mục tiêu cho đến tận dụng nội dung như video nhằm giữ khách truy cập tham gia.

Nhưng những vấn đề thường bị bỏ lỡ trong các tài liệu này đó là tầm quan trọng của quá trình phân tích nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp địa phương những hiểu biết mục tiêu đang diễn ra bên trong nội dung của website, chức năng và lưu lượng truy cập trên website của họ. Không người chủ doanh nghiệp nào, kể cả một “guru” về marketing hay nhà phát triển web có thể xây dựng và duy trì một website tuyệt vời với thông tin trống rỗng.

Tất cả các doanh nghiệp địa phương đều có sự khác biệt. Mỗi doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm và dịch vụ khác nhau, phục vụ những mảng thị trường khác nhau, và thu lợi ích từ những nhóm khách hàng, mục tiêu quảng cáo và phương pháp truyền thông xã hội khác nhau. Website cũng vậy. Mỗi website phục vụ cho một mục đích riêng, nó có thể là cung cấp thông tin kinh doanh tổng hợp, hay những ý tưởng lãnh đạo (trên blog hoặc qua video), thương mại điện tử.

Thành công của bất kỳ một website kinh doanh nào đều xoay quanh việc thu hút đúng đối tượng khách thăm và giúp họ dễ dàng tìm kiếm thông tin trên website để từ đó dẫn đến hành động mua hàng. Quá trình phân tích cung cấp cho các doanh nghiệp nguồn dữ liệu liên tục nhằm đánh giá phương pháp tiếp cận khách hàng và đưa ra hành động cải thiện trải nghiệm trên website. 

Nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào công cụ Google Analytics và đưa ra những chương trình phân tích website tương tự. Dưới đây là những chỉ số chủ chốt mà các doanh nghiệp địa phương nên đánh giá để theo dõi sự hoạt động của website và thông báo chiến lược kế hoạch hoàn thiện.

Thu hút đúng đối tượng người xem

Để đánh giá hoạt động của website, ta có thể dễ dàng nhìn thẳng vào các chỉ số như Visits (số lượt truy cập) và Unique Visitors (số người truy cập). Càng nhiều người ghé thăm website thì website đó càng hoạt động tốt có phải vậy không? Trên một khía cạnh khác, điều này hoàn toàn đúng, đặc biệt nếu doanh nghiệp đang đầu tư vào SEO/ SEM, Seo mobile và quảng cáo online, truyền thông xã hội được thiết kế để thu hút khách hàng ghé thăm website. Nhưng những chỉ số đó chỉ cung cấp góc nhìn giới hạn và nó có thể là những thông tin vô cùng lạc hướng nếu được nhìn nhận ở phạm vi ngoài bối cảnh.

Quan trọng là phải thu hẹp các chỉ số về người sử dụng bổ sung và đánh giá tập trung đối tượng khách thăm cũng như hoạt động của họ trên website để xác định xem website có hoạt động hiệu quả không:

• Demographics (số liệu thống kê dân số): Có phải hầu hết khách thăm website đến từ khu vực địa phương (họ là những khách hàng tiềm năng) – hay họ là những khách thăm đến từ vùng khác tình cờ gặp website nhưng chắc chắn sẽ không mua hàng? Hiểu được vấn đề đối tượng khách hàng mục tiêu có đang sử dụng website hay không chính là yếu tố quan trọng. Nếu chỉ một lượng nhỏ trong tổng số lượt truy cập website đến từ khách hàng địa phương thì doanh nghiệp cần đánh giá lại phương pháp tiếp cận SEO/ SEM của mình.

New vs. Returning (khách thăm mới và khách thăm tái sinh): Tùy vào loại hình kinh doanh, website của doanh nghiệp này có thể được yêu thích hơn website của doanh nghiệp khác. Chủ website không có cửa hàng offline có thể quan tâm hơn đến việc thu hút khách thăm mới nhằm đánh giá các dự án và dịch vụ mới nhất của mình, trong khi chủ một shop địa phương có cửa hàng online có thể đánh giá tốt hơn sự kết hợp cân bằng giữa khách hàng mới và khách hàng tái sinh. Đối với những doanh nghiệp muốn khách ghé thăm sẽ quay lại website của mình trong khi lại không làm gì để thu hút họ, các doanh nghiệp này cần phải xem xét lại những biện pháp mình đang sử dụng (nếu có) để khuyến khích khách thăm quay lại website. Họ có thể cần dùng đến quảng cáo, khuyến mãi hoặc các chương trình ưu đãi khác để thúc đẩy khách hàng.

• Engagement: Thời gian khách thăm ở lại trên website là một chỉ số quan trọng để đánh giá liệu website có thu hút đúng đối tượng khách hàng hay không nếu nó có thiết lập phương pháp thu hút khách thăm ở lại website. Nếu đa số khách thăm dời website trong vòng 10 giây sau đó thì có thể một hoặc cả 2 vấn đề này đều cần được giải quyết.

• Bounce Rate: giống như việc thu hút khách hàng tham gia website, bounce rate biểu thị mức độ phần trăm khách thăm dời website mà không di chuyển đến trang nào khác trên đó. Tỉ lệ Bounce Rate cao có nghĩa là website đang gặp vấn đề trong việc lôi kéo khách thăm ở lại và tìm hiểu về doanh nghiệp.

• Technology (Browser & OS): So sánh các chỉ số qua trình duyệt và hệ thống điều hành nhằm thông báo thông tin liệu website có được tối ưu hóa hoàn toàn trên tất cả các nền tảng. Nếu số lượt truy cập, thời gian truy cập, hay tỉ lệ Bounce Rate trên trang đối với một nền tảng đang tụt hậu nghiêm trọng so với các website khác, đây chắc chắn là vấn đề cần được giải quyết.

• Mobile: Đánh giá chỉ số hoạt động của website liên quan đến việc truy cập qua desktop, thiết bị di động hay máy tính bảng có giá trị trong việc xác định website có đang được tối ưu hóa hoàn hảo trên mỗi nền tảng. Nhưng vấn đề này không chỉ đơn giản là lấy nội dung website trên nền tảng desktop và định dạng lại theo phương cách thân thiện với nền tảng mobile. Các doanh nghiệp cần xem xét kỹ những trải nghiệm dành cho mobile và máy tính bảng để quyết định thông tin và lưu lượng website có phải là tốt nhất đối với từng chế độ thiết lập.

• Visitors Flow: Chỉ số này biểu thị khách truy cập tham gia như thế nào vào website từ lúc người đó truy cập cho đến khi dời khỏi website. Giao diện có thể tùy biến để biểu thị cụ thể đối tượng người dùng sử dụng website. Ví dụ, khách truy cập tái sinh có thể đi thẳng đến cửa hàng online của doanh nghiệp, trong khi khách thăm mới sẽ đi đến trang About để đọc qua thông tin về doanh nghiệp và các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp trên website. Cải thiện luồng khách truy cập bao gồm việc cải thiện tốc độ truy cập khi chuyển từ trang này sang trang khác được nhanh hơn và dễ dàng hơn cho người sử dụng, điều chỉnh khu vực lưu lượng truy cập đang bị ngăn lại hoặc bị cắt. Ví dụ, nếu khách thăm mới dời website sau khi đọc trang thông tin sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, đây có thể là do vấn đề về cách trình bày thông tin. (Thông tin không hấp dẫn? hay tập trung quá nhiều vào marketing?) Hoặc có thể website không chỉ ra dấu hiệu hành động rõ ràng tiếp theo cho người dùng. Thông tin này hướng dẫn các doanh nghiệp những vùng cần sửa chữa, sau đó cho phép họ đánh giá mức độ thành công của những sửa chữa này.

Đảm bảo nguồn lưu lượng truy cập bận rộn

Google Analytics cung cấp những hiểu biết xung quanh 4 nguồn lưu lượng truy cập website đó là: search traffic (lưu lượng tìm kiếm), referral traffic (lưu lượng truy cập gián tiếp thông qua backlink), direct traffic (lưu lượng truy cập trực tiếp) và campaigns. Xây dựng cầu nối vững chắc cho các nguồn lưu lượng này là thử thách thường xuyên và đòi hỏi sự đánh giá và điều chỉnh không ngừng của các doanh nghiệp:

• Search Traffic: Từ khóa nào thúc đẩy lưu lượng truy cập website nhiều nhất và níu giữ khách thăm ở lại website lâu nhất? Công cụ tìm kiếm nào là yếu tố tác động lớn nhất đến lưu lượng? Trang đích nào thu hút lưu lượng tìm kiếm nhiều nhất? Dù tập trung vào tìm kiếm hữu cơ hay tìm kiếm mất phí, các chỉ số trong vùng này giúp doanh nghiệp đánh giá ngôn ngữ hiệu quả nhất để giữ đối tượng khách hàng mục tiêu trên đúng trang cần tìm. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp sửa chữa ô tô nhìn vào lưu lượng truy cập đáng kể trên trang web thay dầu nhớt, thì doanh nghiệp sẽ có lợi khi tập trung xây dựng mục đó và đưa ra các coupon hoặc chương trình khuyến khích để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp.

• Referral Traffic: Lưu lượng truy cập gián tiếp là một dấu hiệu mạnh mẽ chỉ ra liệu website có tích hợp thành công các kênh truyền thông xã hội của mình hay không, có được liệt kê trong thư mục online, và được đề cao trong các blog hay truyền thông tin tức phù hợp. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp quảng bá website trên Facebook nhìn thấy lưu lượng truy cập nhiều, nhưng khi họ đến, khách thăm lại click ra khỏi website, doanh nghiệp cần xử lý vấn đề này, tại sao khách thăm không tìm kiếm nội dung họ cần trên website. (Có phải các bài đăng trên Facebook đang đi chệch hướng? Hay website không giải thích sản phẩm dịch vụ một cách rõ ràng?)

• Direct Traffic: Tận dụng các cơ hội offline để quảng bá giới thiệu website – đăng địa chỉ URL khắp cửa hàng, gửi mail trực tiếp, quảng cáo trên báo chí, v.v – đây là những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy chỉ số này. Doanh nghiệp sẽ có lợi khi website có URL dễ nhớ và dễ ghi. Tuy nhiên, nếu lưu lượng truy cập trực tiếp từ tổng lưu lượng truy cập đạt mức cao, nó cũng là một dấu hiệu cho thấy lưu lượng tìm kiếm và lưu lượng truy cập gián tiếp không tốt.

• Campaigns: Đảm báo quảng cáo mất phí hướng đến đúng đối tượng khách hàng với mức chi phí phù hợp. Nếu một doanh nghiệp tập trung vào khách hàng, cơ hội lấy lại lợi tức đầu tư sẽ cao hơn, hoặc việc đánh giá lại phương pháp tiếp cận sẽ tốt hơn.

Phát triển nội dung tốt nhất

Đánh giá mức độ hiệu quả của nội dung cung cấp cái nhìn rõ ràng về liệu trang nào trên website đang hoạt động tốt, trang nào không, và website có đang thực hiện mục tiêu giữ khách thăm ở lại webite, kêu gọi họ đưa ra hành động mua hàng. Các yếu tố quan trọng cần xem xét bao gồm:

•  Về cơ bản khi trang chủ của website nhận được lưu lượng truy cập nhiều nhất, nhưng nếu website có chứa các mục quan trọng trong đó có chứa các thông tin chủ chốt mà không được khách ghé thăm, đây chính là vấn đề. Trang chủ có lẽ cần được cấu hình lại nội dung và thiết kế để khuyến khích khách thăm ghé vào các mục cụ thể trên website.

•  Mỗi trang trên website nên được đánh giá tính hiệu quả thường xuyên. Khách thăm có được hướng dẫn một cách nhất quán? Họ có ở lại các trang đó trong một khoảng thời gian vừa đủ? Họ có chuyển đến các trang khác và thực hiện hành động mua hàng mà doanh nghiệp mong muốn hay không?

•  Thu hẹp các trang khách thăm ghé qua và xác định lý do. Có thể website nhận được lưu lượng khách thăm nhiều như trang sản phẩm, nhưng lại không thể chuyển họ sang trang mua hàng. Doanh nghiệp có thể thử nghiệm kết hợp thông tin mua hàng tốt hơn trên trang sản phẩm để người sử dụng có thể thấy mọi thứ cùng lúc và sẵn sàng mua hàng. Ví dụ, khi khách thăm thấy doanh nghiệp chấp nhận một hình thức thanh toán cụ thể nào đó, hay đưa ra dịch vụ chuyển hàng miễn phí, họ có thể sẵn sàng bước sang giai đoạn mua hàng tiếp theo.

Các chỉ số được liệt kê ở trên chỉ là sự ghi nhanh những gì đang diễn ra, còn vô số những ví dụ và các vấn đề khác cần xem xét về lý do tại sao một số trang nhất định của website hoạt động trong khi những trang khác lại không. Đó là lý do tại sao hiểu biết đầy đủ và đề cao quá trình phân tích lại đóng vai trò quan trọng. Những chỉ số trên cung cấp giá trị thiết yếu trong việc xây dựng website hiệu quả và hoàn thiện hơn.

Xuân Trung

Rate this post
Chia sẻ
Từ khóa: Hiệu quả SEO

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước