4 phương pháp phòng tránh thảm họa SEO trên quy mô lớn

Tôi đã mắc sai lầm, một sai lầm SEO kinh điển. Đừng phán xét tôi – đó là một trong những lỗi lầm mà bạn (và hầu hết những người làm SEO khác) đều có thể mắc phải.

Tôi đã làm gì ư? Tôi đã ký hợp đồng với một khách hàng mà không rà soát kiểm tra đầy đủ từ đầu. Tôi đã không đưa ra những câu hỏi phù hợp, tôi cũng không chắc chắn về triển vọng thành công của chiến dịch. Sau đó một vài tháng, tôi nhận ra tương lai triển vọng không tươi sáng như mình đã nghĩ.

Hầu hết các doanh nghiệp khi đến với công ty, chúng tôi đều mong muốn giúp họ thành công. Chúng tôi biết những gì khách hàng cần, nhưng trong trường hợp này, chúng tôi không hoàn toàn hiểu được những gì khách hàng mong muốn – và liệu chúng tôi có thể đáp ứng được yêu cầu đó hay không.

Khi nghiên cứu chiến lược marketing online, chúng tôi nhận thấy khách hàng không có kế hoạch hành động cụ thể. Họ chỉ muốn “thành công” và trông đợi chúng tôi giúp họ thực hiện điều đó.

Chúng tôi đã phải cố gắng cung cấp cho khách hàng những gì họ cần. Thay vì đuổi theo những từ khóa có tính cạnh tranh như ban đầu, chúng tôi cố gắng hướng khách hàng đến những từ khóa có cơ hội được xếp hạng và lưu lượng chuyển đổi cao hơn. Chúng tôi nói với họ rằng website mới của họ chưa đủ uy tín và cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào các liên kết và mạng xã hội. Chúng tôi đã cố gắng làm việc với họ để tạo ra một UVP (giá trị đặc biệt) để có thể giúp website họ nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Chúng tôi đã mất vài tháng làm việc cùng khách hàng để chuyển website của họ thành một website luôn trong top đầu trên kết quả hiển thị tìm kiếm. Chúng tôi đưa ra đề nghị tạo blog, khách hàng đồng ý, nhưng họ chỉ post bài 3 lần, sau đó để blog “chết”. Chúng tôi đề nghị hỗ trợ blog và cung cấp dịch vụ viết bài nhưng họ từ chối, họ chỉ nhờ đến chúng tôi khi đội ngũ thiết kế của mình không thể cài đặt blog chính xác từ lần đầu. Chúng tôi đưa ra ý tưởng video và nội dung xã hội khác, họ tỏ ra thích thú, nhưng không bao giờ thực hiện chúng.

Thật không may, tất cả những đề xuất của chúng tôi đều bị làm ngơ. Không hỗ trợ khách hàng, những nỗ lực của chúng tôi chỉ là con số 0 tròn trĩnh.

Nhưng đây không phải là vấn đề tôi muốn nhắc đến – vì sai lầm SEO non nớt và nghiêm trọng của mình: tôi đã chấp nhận hợp tác cùng khách hàng mà không biết những gì mình đang theo đuổi. Và kết quả, như mọi người thường gọi là FUBAR (Fucked Up Beyond All Recognition).

Tôi luôn cho rằng cách tốt nhất để học hỏi những sai lầm đó là từ người khác. Vì vậy, hãy học hỏi kinh nghiệm Seo lần này của tôi. Sau đây là cách giúp bạn tránh một thảm họa SEO trên quy mô lớn.

1. Biết được những gì mình theo đuổi

Khi đánh giá, xác định một khách hàng SEO, hãy nhớ nếu bạn không biết những gì mình đang theo đuổi, bạn sẽ không biết mình cần phải làm những gì. SEO không thực hiện theo phương châm “one size fits all – một kích thước phù hợp cho tất cả”, nên cách tốt nhất đó là đưa ra những chiến lược tùy biến theo nhu cầu cụ thể của từng khách hàng.

Hầu hết những đề xuất của chúng tôi đều có phác thảo trước vì chúng tôi phải cải tiến các dịch vụ dựa trên mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Quá trình này rất quan trọng, mỗi sửa đổi đều tạo cho chúng tôi cơ hội hiểu hơn về khách hàng và những gì mình cần làm để tạo ra một chiến dịch tiếp thị thành công.

Bất chấp cách thức thực hiện là gì, nắm bắt rõ ràng những yêu cầu của khách hàng là vấn đề cần thiết, nó sẽ giúp bạn xây dựng một chiến dịch thành công. Trường hợp thường xảy ra đó là ngân sách khách hàng bỏ ra không phù hợp với những yêu cầu đòi hỏi của họ. Lúc này, người làm SEO phải đưa ra quyết định: chấp nhận công việc này khi biết khả năng thành công không chắc chắn, hay là sẽ vượt qua những vấn đề đó?

Hãy nghĩ đến giải pháp thay thế đó là điều chỉnh chiến dịch cho phù hợp với ngân sách của khách hàng, điều chỉnh lại kỳ vọng của họ, việc này thường không dễ dàng thực hiện như bạn mong muốn.

2. Thiết lập kỳ vọng phù hợp

Như tôi đã đề cập, nguyên nhân hàng đầu tạo nên một chiến lược SEO thất bại đó là do người làm SEO “bị sa thải” – do khách hàng đã đặt kỳ vọng của mình không đúng chỗ. Người làm SEO nhìn vào chiến dịch và cho rằng chiến dịch đang đi đúng hướng, trong khi khách hàng lại nghĩ lưu lượng truy cập của website họ đang ở chỗ quái nào?

Cùng một chiến dịch, cùng một kết quả, nhưng lại mang 2 cách nhìn hoàn toàn khác xa nhau. Đó là do việc thiết lập và củng cố kỳ vọng, mong muốn của khách hàng trong suốt quá trình. Rõ ràng, khách hàng muốn trông thấy một kết quả nhanh hơn, và dù bạn có giải thích với họ bao nhiêu lần đi chăng nữa rằng SEO là một cuộc chạy đua marathon, không thể có kết quả một sớm một chiều, thì họ vẫn hy vọng trông thấy điều gì đó hơn thế.

Chúng tôi đã gặp những khách hàng thắc mắc rằng tại sao họ không nhận thấy bất kỳ lưu lượng truy cập nào sau những nỗ lực SEO của chúng tôi, trong khi chúng tôi vẫn chờ đợi họ trả lời email đầu tiên mà chúng tôi đã gửi. Cuộc nói chuyện thường diễn ra như thế này:

Khách hàng: Tại sao website của chúng tôi vẫn chưa giành được vị trí số 1 trong thứ hạng tìm kiếm thế?

Người làm SEO: Chúng tôi đã hoàn thành nghiên cứu ban đầu vào tuần trước và đang chờ đợi nhận xét từ phía các anh trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Khách hàng: Việc này sẽ diễn ra trong bao lâu?

Người làm SEO: Một khi chúng tôi nhận được email trả lời từ phía các anh, chúng tôi sẽ thực hiện [vạch ra thời gian của chiến dịch để khách hàng hiểu].

Khách hàng: Sau đó chúng tôi có thể thấy thứ hạng của website mình chứ?

Người làm SEO: Tất nhiên, nếu tất cả những khuyến nghị của chúng tôi được thực hiện, thứ hạng của website sẽ tăng lên.

Khách hàng: Khi nào thì công ty anh cho website của chúng tôi được đứng đầu trong kết quả hiển thị?

SEO: Chúng tôi không xếp hạng website, điều này phụ thuộc vào Google.

Dù cho những cuộc nói chuyện kiểu này có tái diễn bao nhiêu lần đi nữa thì khách hàng vẫn mong đợi nhìn thấy trước kết quả. Dù có phải do tiến độ, sự cạnh tranh hay do sự thiếu đầu tư hay không nhưng khách hàng luôn luôn mong đợi những kết quả tốt hơn. Điều duy nhất bạn có thể làm là tiếp tục thiết lập những kỳ vọng về thời gian hoàn thành và kết quả cho khách hàng. Hãy củng cố nó trong suốt chiều dài chiến dịch.

3. Lôi kéo khách hàng tham gia

Dù khách hàng có muốn gì đi nữa thì một chiến dịch marketing tốt không thể thiếu sự tham gia của khách hàng. Để có một chiến dịch tiếp thị online thành công, khách hàng không thể chỉ kỳ vọng vào những nhà làm SEO trong khi bản thân thì rửa tay ngồi nhìn.

Cũng như việc tôi luôn tin tưởng mình biết nhiều từ khóa phù hợp, khách hàng cũng cần tham gia vào quá trình nghiên cứu từ khóa để đảm bảo chúng tôi không bỏ sót những từ khóa cần thiết hoặc đang đi sai hướng. Nếu tôi có thể thực hiện tất cả các khía cạnh của chiến dịch truyền thông xã hội cho khách hàng, tôi sẽ làm, nhưng sự tham gia của khách hàng luôn mang lại những kết quả tốt nhất cho chiến dịch. Chúng tôi có thể cung cấp các trang web tối ưu, nhưng các nhà phát triển web từ phía khách hàng phải thực hiện chúng.

Chiến dịch tiếp thị Web còn bao gồm rất nhiều những khía cạnh cần sự tham gia của khách hàng, nếu không sẵn sàng thực hiện những bước đi cụ thể để tối ưu hóa chiến dịch, thật khó để những website này có thể thành công.

Lôi kéo khách hàng tham gia vào chiến dịch từ đầu sẽ giúp họ hiểu ra rằng các nhà tiếp thị không hoàn toàn chịu trách nhiệm cho sự thành công của website họ. Đó là sự nỗ lực của cả nhóm, thành công phụ thuộc vào cả hai bên, cả những người làm SEO và cả khách hàng.

4. Biết thời điểm thích hợp để cắt giảm thua lỗ

Những người làm SEO không bao giờ muốn nghe những từ như “anh bị sa thải” từ phía khách hàng do sự không hài lòng của họ. Tuy nhiên, đôi khi trường hợp này lại diễn ra ngược lại. Một người làm SEO thông minh khi biết khách hàng đang mong muốn thành công theo cách riêng của mình, họ sẽ nói với khách hàng “đã đến lúc để nói lời từ biệt”. Đó không phải vì họ cảm thấy khó chịu, nó chỉ đơn giản là một câu nói đơn giản như “Tôi không nghĩ chúng tôi là đội ngũ phù hợp với yêu cầu của công ty anh.”

Sẵn sàng từ chối khách hàng thường là một cách để đánh thức những nhu cầu của họ. Nếu bạn làm cho khách hàng hiểu rằng bạn sẵn sàng từ bỏ hàng ngàn đô la do bạn không đáp ứng được mong đợi của họ, khách hàng có thể bắt đầu lắng nghe và chủ động hơn. Trên thực tế, bạn có thể làm cho họ hiểu những kỳ vọng của mình và khiến họ tham gia vào quá trình thực hiện chiến lược.

Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng, đôi khi bạn phải từ bỏ. Để khách hàng ra đi sẽ là giải pháp tốt hơn nếu bạn biết mình có thể sử dụng nguồn lực phục vụ cho những khách hàng khác thay vì phải tiếp tục làm hài lòng một vị khách hàng. Chỉ cần từ bỏ và tiến đến những thử thách tốt hơn đang đợi mình ở phía trước.

Tránh một thảm họa trên quy mô lớn

Không ai muốn gặp phải những tình huống bất hạnh như vậy kể cả đối với người làm SEO và khách hàng. Nhưng đôi khi đây lại là điều không thể tránh khỏi. Bạn càng cố ngăn cản những tình huống đó xảy ra, bạn và khách hàng càng có nguy cơ rơi vào một cuộc chạy đua không có đích đến.

Hãy nhìn về phía trước, bạn có thể thoát khỏi những tình huống kiểu này từ đầu và tránh được một thảm họa SEO trên quy mô lớn. Là một nhà tiếp thị Web khôn ngoan, bạn cần phát hiện ra những tiềm ẩn xấu trước khi tham gia vào bất cứ chiến dịch nào. Hãy luôn ghi nhớ điều này nhé!

Xuân Trung

Rate this post
Chia sẻ
Từ khóa: Kỹ thuật SEO

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước