3 bước đơn giản để gia tăng lưu lượng truy cập mạnh mẽ trong năm 2014

Trong ngành tiếp thị số, dẫn đầu về nội dung là việc làm không hề đơn giản. Hầu như mỗi ngày tôi đều phải thảo luận với các nhà tiếp thị nội bộ hoặc chủ một đơn vị kinh doanh nào đó có nguyện vọng tổ chức lại chiến lược tiếp thị cho doanh nghiệp mình trong năm 2014, và nội dung chính là trọng điểm của phương pháp tiếp cận mà họ mong muốn.

Đây là việc làm cần thiết và phù hợp. Nhưng cũng giống như tất cả mọi thứ có giá trị khác, nó không hề dễ dàng thực hiện. Bạn cần phải có một đội ngũ chuyên gia am hiểu sâu sắc về chiến lược nội dung để có thể tiến hành chiến dịch SEO thật tốt.

Có một cách tương đối dễ dàng để gia tăng lưu lượng truy cập và giảm thiểu các yêu cầu kỹ năng chuyên môn xuống mức tối thiểu, điều bạn cần làm đó là nhận thức được vị trí để hái những “trái cây treo thấp” khi kết nối nội dung của mình với số lượng tối đa lưu lượng truy cập có thể. Và nếu chưa thực hiện, đây sẽ là điều đầu tiên bạn phải làm trong danh sách các công việc cho năm 2014.

Trước khi đi vào hành động cụ thể, bạn cần hiểu rằng trong khi phương pháp này hoạt động, bạn cần đặt nó vào trong phạm vi rộng lớn hơn. Nó chỉ đơn giản là giải pháp chiến thuật chứ không phải là một chiến lược. Bất kỳ phương pháp tiếp cận thực sự lâu dài và thành công nào đều phải dựa trên một kế hoạch nền tảng bao gồm đầy đủ các yếu tố sáng tạo nội dung và phân phối phù hợp.

Kế hoạch gặt hái “trái cây treo thấp”

Nội dung của kế hoạch này đó là bạn phải tìm ra giải pháp nhanh nhất để gia tăng lưu lượng truy cập từ những nội dung hiện có trên website, hoặc quan trọng hơn là từ những gì bạn đã được xếp hạng.

Chúng ta đều biết qua các nghiên cứu CTR khác nhau, phần lớn lưu lượng truy cập sẽ tập trung vào năm vị trí đầu tiên trên kết quả tìm kiếm của Google. Đứng từ góc độ gia tăng lưu lượng truy cập, thì lưu lượng còn lại sẽ được phân bổ cho các nội dung ở những vị trí tiếp theo, từ vị trí 6 đến 20.

Nhưng ở đây chúng ta không tìm kiếm các thuật ngữ dẫn đầu theo cách thức truyền thống. Thay vào đó, chúng ta muốn những từ khóa long-tail, những từ khóa dễ dàng tác động hơn với các sáng tạo hoặc cải thiện nội dung đơn giản.

Vậy làm cách nào chúng ta có thể tạo ra một danh sách từ khóa như thế? Làm cách nào bạn có thể tìm ra những từ khóa đang được xếp hạng trên website của mình? Dưới đây là hướng dẫn bao gồm ba bước nhằm giúp bạn kiểm tra nội dung hiện tại của mình, tạo ra cơ hội xếp hạng tốt nhất để thu về lưu lượng truy cập cao nhất cho website.

1. Thu thập dữ liệu

Việc quan trọng hiện nay đó là thu thập càng nhiều dữ liệu từ khóa càng tốt trước khi Google cố gắng mã hóa tất cả chúng. Tôi thường lấy dữ liệu từ 3 công cụ để xây dựng danh sách từ khóa cho mình.

Google Analytics

Vào Acquisition > Channels > Organic Search và bạn sẽ nhìn thấy một danh sách các từ khóa. Trong khi hầu hết các truy cập vào lượng dữ liệu này đều bị ẩn dưới dạng “not provided”, thì ở đây nó lại không phải là vấn đề quan trọng.

Chúng ta chỉ đơn giản tìm kiếm danh sách các từ khóa đang tạo ra lưu lượng truy cập. Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập các ngày thu thập lưu lượng từ khóa của sáu tháng gần nhất nhằm mục đích tải về lượng dữ liệu nhiều nhất có thể.

Di chuyển xuống phía dưới cùng của danh sách từ khóa và mở nó bằng cách sử dụng các tùy chọn trong góc dưới bên phải. Nó sẽ cung cấp cho bạn tới 5.000 từ khóa.

Sau đó, xuất danh sách này sang phần mềm Excel và sắp xếp chúng theo số lượt truy cập cho từng từ. Ở đây, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều từ khóa có lượt truy cập khá thấp, do vậy nhiều khả năng chúng sẽ là những từ khóa không mang lại thứ hạng cao cho website.

Mặc dù vậy, cách tốt nhất để kiểm tra là xuất chúng vào công cụ theo dõi thứ hạng mà bạn yêu thích.

Nếu bạn sử dụng công cụ theo dõi hàng ngày như SERPS.com, bạn có thể nhìn thấy kết quả ngay lập tức, sau đó bạn có thể xuất dữ liệu vào bảng tính một lần nữa.

Sử dụng các tùy chọn định dạng điều kiện, bạn có thể dễ dàng phân loại thứ hạng dựa trên màu sắc của chúng. Có ba màu phân loại chính đó là: Màu xanh> Vị trí 5-10: Màu vàng> vị trí từ 11-15 và Màu đỏ> vị trí từ 16-20.

Bây giờ bạn đã có tập hợp các từ khóa ưu tiên của mình, và có thể bắt đầu kiểm tra các trang chịu trách nhiệm cho mỗi từ khóa đó.

Bạn có thể nhanh chóng vứt bỏ bất kỳ trang web nào có chứa các thuật ngữ quan trọng nhưng đòi hỏi nhiều công sức off-page. Thay vào đó hãy tìm kiếm các trang bài viết blog và các trang danh mục sản phẩm bởi vì chúng không cần bạn phải tiêu tốn quá nhiều sức lực bỏ ra mà lại có thể dễ dàng đạt được một số vị trí mong muốn.

Các nguồn khác

Tuy nhiên, Google Analytics không phải là công cụ duy nhất bạn có thể thu được lượng dữ liệu này. Để thực sự triệt để, hãy tải dữ liệu lưu lượng truy cập từ Webmaster Tools và làm theo chu trình tương tự như trên.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Searchmetrics, nó là một công cụ tuyệt vời để tìm kiếm các từ khóa long-tail và liên kết thứ hạng thô với chúng để thiết lập những dữ liệu đầy đủ mà bạn cần.

Đó chỉ đơn giản là trường hợp sử dụng ba danh sách/ bảng tính riêng biệt, hoặc bạn có thể dễ dàng hợp nhất chúng vào thành một bằng cách dán mỗi danh sách với các dữ liệu về thứ hạng vào thành một và sau đó loại bỏ các dữ liệu trùng lặp, bằng cách này bạn sẽ khiến cho mọi việc trở nên đơn giản hơn.

2. Nỗ lực On-Page

Thông thường bước này sẽ liên quan đến các bài viết blog, chúng là nguồn dữ liệu hoàn hảo để xem xét và kiểm tra. Số lượng các trang web/ thứ hạng “triển vọng” này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ uy tín của website.

Mời các bạn xem thêm về các thủ thuật seo cơ bản để giúp cho việc tối ưu onpage hiệu quả nhất

Nếu bạn có một website lớn với hơn 15.000 trang, bạn sẽ cần phải thực hiện khối lượng công việc chỉnh sửa và sắp xếp thứ tự ưu tiên tương đối lớn. Hãy bắt đầu chiến dịch với các thuật ngữ màu xanh trước tiên và chỉ chuyển qua bước tiếp theo sau khi đã thực hiện mọi thứ có thể để cải thiện vấn đề thứ hạng.

Quá trình thực hiện cũng tương tự và chúng dựa trên việc trả lời những câu hỏi cần thiết và cơ bản sau đây:

– Nội dung đã được tối ưu hóa với thẻ H1, 2 và 3 đi cùng với thuật ngữ mà nó đang được xếp hạng hay chưa?

– Đó có phải là nội dung chuyên sâu?

– Nội dung có chứa nhiều chi tiết không?

– Nội dung có ghi rõ các nguồn cung cấp chi tiết hơn khi cần thiết?

– Đó có phải là nội dung độc đáo và duy nhất?

– Nội dung có chứa hình ảnh hay video được tối ưu hóa cẩn thận cho việc củng cố trang web sau này?

– Thẻ meta (description and title) của trang có đầy đủ, nội dung có chứa các từ khóa/ cụm từ mục tiêu hay không? Xem thêm: Lợi ích của thẻ metadata trong seo

– Markup thích hợp có đúng chỗ hay không (ví dụ, rel=author/publisher, review, event schema, v.v)?

– Nội dung có được tối ưu hóa cho mục đích chia sẻ xã hội hay không – sử dụng các nút chia sẻ và thẻ meta Open Graph để đảm bảo khi được chia sẻ nó sẽ phù hợp?

Bằng cách trả lời lần lượt những câu hỏi này, bạn sẽ giúp trang web của mình đạt được thứ hạng tốt nhất có thể trên kết quả tìm kiếm.

3. Sáng tạo

Đôi khi chuyển hình thức bài viết blog hoạt động yếu hơn thành một hướng dẫn trang đích evergreen (tồn tại lâu dài) là một việc làm có ý nghĩa, việc này có thể đến gần hơn với tên miền chính và do đó nó kế thừa nhiều tài sản của tên miền hơn. Ví dụ như URL example.com/amazingcontent là giải pháp tốt hơn so với example.com/blog/amazingcontent.

Cấu trúc website cũng có thể góp phần vào việc sáng tạo nội dung website “chính” chứ không phải trang bài viết blog. Vấn đề ở đây đó là làm sao để cho nội dung trở nên hấp dẫn nhất có thể. Mọi nỗ lực rồi sẽ được đền đáp.

Cũng có thể do nội dung blog không “phù hợp” nhưng dù sao website vẫn được xếp hạng, do đó, bạn nên tạo ra nội dung hoàn hảo trên trang đích và sau đó chuyển hướng hoặc xóa bỏ nội dung trùng lặp đang tồn tại trên trang, việc này sẽ khiến cho Google xếp hạng “tốt hơn” cho trang web của bạn. Chiến dịch seo này thường mang lại kết quả thay đổi đáng kể cho thứ hạng của website.  

Kết luận

Nếu muốn thực hiện triệt để, bạn cần kết hợp quá trình này với việc kiểm tra cơ hội từ khóa long-tail tỉ mỉ để tận dụng tất cả lưu lượng truy cập hiện có. Rõ ràng là lưu lượng truy cập đến từ từ khóa long-tail đang ngày càng gia tăng bởi vì Google bắt đầu sử dụng thuật toán Hummingbird và tìm kiếm hội thoại, do đó những nỗ lực như vậy sẽ được khen thưởng, giúp website đạt được thứ hạng tốt hơn trên SERP.

Xuân Trung

Rate this post
Chia sẻ

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước