Tối ưu hóa thẻ Meta Descriptions tăng click cho website

Thẻ meta descriptions thường dễ bị mọi người bỏ qua và không được đầu tư chăm chút phù hợp so với hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên thẻ meta (snippets) được viết tốt có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến lưu lượng truy cập của website trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm cụ thể. Bài viết này chúng tôi chia sẻ về phương pháp viết thẻ meta Descriptions giúp bạn thu được tối đa lượng click về website.

Điều quan trọng là bạn cần phải biết nên bổ sung yếu tố nào vào thẻ meta, dưới định dạng gì, có như vậy bộ máy tìm kiếm mới có thể dễ dàng đọc được chúng và hiển thị thông tin chính xác cho người dùng. Tuy nhiên, biết cách phác thảo thẻ meta để thuyết phục mọi người click chọn cũng là yếu tố quan trọng không kém.

Dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn thực hiện việc đó.

1. Giải phẫu kết quả hữu cơ

Mặc dù bài viết này tập trung vào tối ưu thẻ meta descriptions , nhưng tìm hiểu về các yếu tố tạo nên kết quả tìm kiếm hữu cơ tổng thể trên trang kết quả tìm kiếm(SERP) Google cũng là một điều cần thiết. 

Các yếu tố cơ bản

Mỗi kết quả hữu cơ mà bạn nhìn thấy trên SERP của Google đều chứa ba thành phần tối thiểu, đó là:

–         Title (Tiêu đề): Google thường sử dụng tiêu đề trang đã được chỉ định trong HTML của bạn. Cũng có những trường hợp, công cụ này tự tạo ra một tiêu đề khác biệt, phù hợp hơn với ý định tìm kiếm của người dùng.

–         URL: Google thí nghiệm trên vị trí và diện mạo bên ngoài của URL. Đây cũng là một nỗ lực trong việc cung cấp thông tin hữu ích hơn cho người tìm kiếm. Ví dụ, công cụ này có thể sử dụng cấu trúc điều hướng của website để cung cấp breadcrumbs cho người dùng thay vì đưa ra một URL cụ thể để họ có thể biết những phần nào mình sẽ di chuyển tới sau khi click vào. Hình ảnh dưới đây sẽ minh họa cụ thể hơn cho điều này:

 –         Thẻ Description: Google gọi yếu tố này là snippet. Hầu hết người làm SEO đều quy nó là thẻ meta description. Bộ máy tìm kiếm của Google thường chọn mô tả bạn đã viết và sử dụng trong thẻ meta HTML của trang web – nếu nó chứa những thông tin hiển thị tốt nhất cho một tìm kiếm nhất định. Nếu không, thuật toán của Google sẽ trích đoạn thông tin từ nội dung thực tế của trang web hoặc sử dụng dữ liệu từ Open Directory Project (Dự án thư mục mở).

Các yếu tố bổ sung

Bạn không có toàn quyền kiểm soát những thông tin bổ sung mà Google chọn để hiển thị cho snippet của trang web. Theo đó, bạn có thể tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ bằng cách bổ sung thêm thông tin để bộ máy tìm kiếm có thể đọc được trong mã trang.

–         Ngày tháng (date): Đôi khi, Google sẽ tự động hiển thị ngày tháng phía trước phần trích dẫn cho trang web của bạn, đặc biệt đối với các kết quả tìm kiếm là những bài báo:

–         Quyền tác giả (Authorship): Nếu thực hiện quyền tác giả hợp lệ trên Google, bạn có thể nhìn thấy kết quả tìm kiếm có chứa hàng tên tác giả và ảnh chụp của bạn trên đó, nó sẽ trông giống như thế này:

–         Dữ liệu vi mô (Microdata): Bạn đã nghe thấy cụm từ “Rich Snippets” hay chưa? Đó là những gì mà Google gọi là kết quả có chứa thông tin chi tiết hơn. Nó lấy thông tin này từ schema hoặc mã dữ liệu vi mô (microdata code) khác mà bạn thêm vào trang của mình. Rich Snippet này bao gồm công thức nấu ăn và thông tin đánh giá. Trên thực tế, Google còn hỗ trợ nhiều định dạng hơn thế:

–         Liên kết trang web (Sitelinks): Bạn không thể tạo ra chúng, nhưng bạn có thể chỉnh sửa thông qua tài khoản Google Webmaster Tools của mình khi Google tạo ra các sitelink này. Chúng là những liên kết xuất hiện ngay phía dưới snippet chính, và thường được sử dụng cho các thương hiệu hoặc doanh nghiệp.

Sử dụng microdata hợp lý có thể giúp trang web của bạn xuất hiện trong Google Knowledge Graph và tính năng bài viết chuyên sâu trên SERP.

Bạn có thể tìm thấy công cụ tạo Schema online của Raven hoặc Plugin WordPress cực kỳ hữu ích trong việc tạo ra mã dữ liệu vi mô chính xác. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc của Google (Google Structured Data Markup Helper).

2. Những điều nên và không nên làm khi tối ưu thẻ meta description cho công cụ tìm kiếm

Bây giờ, hãy tập trung vào các thẻ meta description (snippet). Dưới đây là những việc bạn cần biết để truyền đạt thông tin chính xác cho các bộ máy tìm kiếm để chúng có thể đọc hiểu nội dung trang web của bạn.

Độ dài meta description

Xem thêm: Cách viết nội dung cho thẻ meta Description

–         Google (cho các trang web không để ý): 156 ký tự, bao gồm cả khoảng cách từ (space). Sau 156 ký tự, Google sẽ sử dụng biểu tượng (…) và tự tạo ra snippet riêng. Nhiều người tin rằng thẻ meta description hiển thị được xác định bởi bề rộng pixel, nó cũng giống như tiêu đề trang được hiển thị. Trong trường hợp đó, bạn có thể giữ thẻ meta description của mình ở trong khoảng 150 ký tự.

–         Google (cho các trang web thận trọng): 139 ký tự, bao gồm cả khoảng cách từ (space). Nếu Google chọn hiển thị ngày tháng, các ký tự trong ngày tháng đó không nằm trong giới hạn này. Bạn nên hết sức thận trọng, hãy sử dụng 139 ký tự để viết những nội dung cần thiết. Hiện nay, nhiều người làm SEO đã quen với việc sử dụng giới hạn ký tự tweet của Twitter, vì vậy thay đổi sang giới hạn mới (139 ký tự) không phải là quá khó khăn.

–         Google+: không có ký tự nào. Vào thời điểm này, Google+ không hiển thị thẻ meta descriptions.

Viết hoa

–         Hãy viết hoa ở bất cứ vị trí nào mà bạn muốn. Không giống như thẻ tiêu đề khi Google cho phép webmaster tự động viết lại hoặc thay đổi, trong trường hợp của thẻ meta description, bạn có thể viết hoa tùy ý (nếu Google sử dụng thẻ meta description làm snippet hiển thị). Sử dụng viết hoa các từ ngữ quan trọng một cách chiến lược có thể tạo ra sự chú ý với người dùng.

–         ĐỪNG VIẾT HOA TOÀN BỘ THẺ META DESCRIPTION. Theo đó, tất cả chữ cái viết hoa trong một số trường hợp như FREE SHIPPING (MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN) có thể có ý nghĩa. Tất nhiên, bạn cũng có thể sử dụng “Free Shipping” hoặc “free shipping”.

–         Đừng sử dụng kiểu chữ thường trong tất cả các trường hợp.

–         Đừng Viết Hoa Ngẫu nhiên Mọi Chữ Cái Chỉ Vì Bạn Có Thể Làm Thế. Điều Này Đặc Biệt Đúng Với Các Câu Dài Vì Nó Có Thể Cản Trở Khả Năng Đọc Và Đọc Lướt Nhanh Của Những Người Tìm Kiếm Vội Vàng.

Những ký tự/ chữ cái đặc biệt

–         Nếu bạn không phải là một lập trình viên hay một nhà phát triển, tốt nhất hãy tránh sử dụng dấu ngoặc kép với những ký tự đặc biệt vì nó không có ý nghĩa gì với công cụ tìm kiếm và mã HTML.

–         Nếu bạn muốn sử dụng dấu ngoặc kép, bạn phải dùng các thẻ HTML, ngoài ra còn có sự hỗ trợ từ các plugin và WordPress có thể chuyển đổi tất cả các ký tự đặc biệt mà bạn nhập về định dạng chuẩn Html.

Từ khóa

–         Đừng nhồi từ khóa vào thẻ meta description. Google cho biết hãng không sử dụng thẻ meta descriptions hay các thẻ từ khóa làm yếu tố đánh giá thứ hạng website.

–         Hãy xem xét việc sắp xếp các từ khóa. Google bôi đậm bất kỳ từ ngữ nào phù hợp với từ khóa tìm kiếm của người dùng. Hãy sử dụng điều này làm lợi thế cho mình, lưu ý là người dùng nói tiếng Anh sẽ đọc từ trái sang phải, và tập trung nhiều vào từ ngữ in đậm ở bên trái, điều này có vẻ rất phù hợp với những người tìm kiếm vội vàng.

Sự trùng lặp

Sự trùng lặp thẻ meta descriptions là điều không nên và bạn nên tránh điều này, nếu trường hợp không có meta description chứ không nên để thẻ bị trùng nhau. Điều này đã được Matt Cutts người đứng đầu nhóm tìm kiếm spam của Google giải thích. Các thẻ trùng lặp sẽ được bộ máy tìm kiếm lọc và nếu tình trạng này nhiều hơn sẽ có thể bị đánh là spam.

Sự bỏ sót

Vấn đề thực tế: tạo thẻ meta trùng lặp là hành vi xấu trong con mắt của Google.

Vấn đề quan điểm: thẻ meta descriptions không cần thiết đối với hầu hết các website.

Chắc chắn, điều này vẫn đúng trong quá trình thực hiện SEO. Google bot có thể tìm ra các thẻ meta descriptions tốt hơn cho hầu hết các từ khóa tìm kiếm của người dùng. Tuy nhiên nếu bỏ qua chúng, đặc biệt đối với những bài viết có thể chia sẻ, nó đồng nghĩa với việc bạn đang bỏ qua một khía cạnh quan trọng đó là truyền thông xã hội!

Hãy nhớ, thẻ meta là một thẻ HTML, nó có nghĩa là mô tả bạn viết ở trong đó có thể được bất kỳ website nào khác sử dụng. Hiện nay, Facebook sử dụng thẻ meta description để tạo ra những đoạn trích cho các liên kết được chia sẻ trên mạng lưới của mình. Mạng xã hội LinkedIn cũng thực hiện chiến lược đó. Vào thời điểm này, Google+ chỉ sử dụng thẻ tiêu đề, nhưng tất nhiên nó có thể sẽ thay đổi trong tương lai.

Vì vậy, nếu bạn dự định viết một bài báo hoặc tạo ra một trang web để người dùng có thể chia sẻ trên mạng xã hội, hãy bỏ ra vài phút để viết thẻ meta description nhé. Nó hoàn toàn không phải là việc làm lãng phí thời gian.

3. Những việc nên và không nên làm khi tối ưu thẻ meta descriptions cho người dùng

Trước đây, việc tạo ra những đoạn quảng cáo dài đã hoàn thiện nghệ thuật bán hàng cho con người chúng ta. Đây cũng chính là những gì mà thẻ meta description có thể mang lại, nó là lời rao bán nội dung dành cho người tìm kiếm.

Vậy điều gì làm nên một quảng cáo tốt? Bạn có thể sử dụng rất nhiều kỹ thuật, nhưng tựu chung lại, quảng cáo phải thuyết phục được người xem tạo ra hành động. Sự thuyết phục này liên quan một chút đến yếu tố tâm lý.

Vì vậy, bạn có thể xác định thẻ meta description tốt là “một nhóm từ ngữ có sức thuyết phục với người đọc”, định nghĩa này rõ ràng hơn so với định nghĩa tiêu chuẩn mà Google đã đề ra: “một tóm tắt súc tích, và có thể đọc được về nội dung của trang web”. Tất nhiên, điều quan trọng là thẻ mô tả phải ngắn gọn, và người dùng có thể đọc được chúng, nhưng quan trọng hơn nó phải khiến người dùng tạo ra hành động. Chúng thuyết phục người tìm kiếm click vào liên kết của bạn chứ không phải liên kết của đối thủ trên bảng hiển thị kết quả SERP.

Các yếu tố tạo nên thẻ description thuyết phục

Hãy chắc chắn sử dụng ba thành phần cơ bản sau để tạo ra thẻ meta description hấp dẫn nhằm kích hoạt lượng click giá trị cho trang web của mình.

–         Chi tiết: Chúng là các sự việc liên quan đến nội dung của bạn, nó cho phép người tìm kiếm biết rằng đây chính là liên kết tương quan và hữu ích mà họ đang cần. Nếu bạn đang bán váy áo thì màu sắc hoặc kích cỡ có lẽ là vấn đề quan trọng nhất. Nếu bạn muốn mọi người thử công thức làm bánh quy mà mình tạo ra, hãy đề cập đến yếu tố thời gian cần thiết để làm ra chúng. Nếu nội dung của bạn có chứa file PDF, video hay sách điện tử, hãy đề cập đến chúng trong thẻ mô tả.

–         Lợi ích: Đừng mô tả các tính năng, hãy rao bán lợi ích mà bạn có. Đó là cách để trang web của bạn nổi bật hơn so với đối thủ. Nội dung nào trên trang web mang lại lợi ích cao nhất cho người dùng khi click vào liên kết đó? Đây là cơ hội tốt nhất để bạn thu về lưu lượng click cho website của mình.

–         Kêu gọi hành động: Hãy sử dụng những từ ngữ như “click, học hỏi, lựa chọn, quyết định, thử, cửa hàng, tìm hiểu, đạt được”, về cơ bản bạn hãy sử dụng bất kỳ động từ liên quan đến nội dung trang của mình, tất cả chúng có thể được coi là yếu tố kêu gọi hành động. Hãy làm cho những động từ CTA mạnh mẽ nhất có thể, đặc biệt nếu bạn sử dụng nó ở đoạn đầu của câu.

Đừng trùng lặp thẻ tiêu đề, bạn chỉ cần thay đổi từ ngữ một chút là được. Trùng lặp sẽ khiến nội dung trở nên nhàm chán! Hãy sử dụng không gian mô tả để tạo ra những ý tưởng tiếp nối không ngừng cho website của mình nhé.

Dưới đây là thẻ meta description cho nội dung bài viết này:

Bạn nghĩ gì về nó? Mô tả này có chứa tất cả ba yếu tố đã đề cập ở trên không? Làm thế nào để biến chúng trở nên tốt hơn?

4. Các công cụ phát hiện vấn đề kỹ thuật

Bây giờ, bạn đã am hiểu đầy đủ về cách thức viết thẻ meta descriptions để tối đa hóa lượng click. Nhưng các thẻ meta descriptions hiện tại trên website của bạn thì sao?

Có thể trang web của bạn chứa hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn thẻ mô tả, và những lỗi hiện tại có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ click trên SERP của trang web. Hãy sử dụng các công cụ sau để tìm kiếm và sửa chữa các lỗi này nhé.

Site Auditor

Công cụ Site Auditor của Raven có thể crawl 1.000 trang thông tin của bất kỳ website nào nhằm phát hiện bảy loại lỗi kỹ thuật SEO chủ yếu, bao gồm cả các vấn đề về thẻ meta. Click vào tab “meta issues” để nhìn thấy danh sách đầy đủ các trang web đang gặp lỗi tiêu đề và lỗi mô tả. Cụ thể, bạn sẽ nhìn thấy những tiêu đề hoặc mô tả quá dài hay quá ngắn, những thẻ trùng lặp và thẻ bị bỏ sót. Bạn có thể click vào trang web gặp vấn đề đó để công cụ này có thể sửa chữa chúng nhanh chóng nhé.

Lời khuyên:

–         Hãy thiết lập một chiến dịch Raven riêng lẻ cho bất kỳ thư mục hoặc tên miền phụ nào trên website của bạn, ví dụ: blog.example.com hoặc example.com/blog, và chạy công cụ Site Auditor trên đó.

–         Sử dụng Filter Sets thông minh của Raven để lưu và chỉnh sửa, thu hẹp mô tả chứa những từ khóa nhất định.

–         Thay đổi Display Options trong mục meta của công cụ để tập trung tốt hơn.

–         Chạy bộ thu thập dữ liệu của Site Auditor và tạo báo cáo trước khi bắt đầu công việc trên website, sau đó chạy một bộ thu thập khác. Báo cáo sẽ chứa đựng tất cả những cải tiến mà bạn cần thực hiện. Bạn sẽ nhận ra kết quả tuyệt vời sau khi áp dụng công cụ này.

Google Webmaster Tools

Nếu bạn đã tạo một tài khoản miễn phí trên Google Webmaster Tools cho website của mình, hãy truy cập vào mục “Search Appearance”, sau đó click vào “HTML Improvements”. Ở đó, bạn sẽ nhìn thấy danh sách các lỗi tiêu đề và lỗi thẻ meta description mà Google đã phát hiện ra trong lần cuối cùng nó crawl website của bạn.

Quý bạn đọc có thể tham khảo thêmSEO với Google Webmaster Tools

Việc quyết định bao lâu và bao nhiêu trang trên website được robot thu thập, index và báo cáo sẽ phụ thuộc vào Google. Nó không phải là một công cụ toàn diện. Công cụ này sẽ tự động chạy theo lịch trình của bạn bằng phương pháp thủ công hoặc tại những thời điểm bạn đã thiết lập, các vấn đề kỹ thuật SEO được phát hiện cũng sẽ trải rộng hơn.

Bing Webmaster Tools

Với tài khoản trên Bing Webmaster Tools, bạn cũng có thể phát hiện các vấn đề kỹ thuật SEO hiện có trên website của mình, bao gồm cả lỗi tiêu đề và lỗi meta description. Hãy truy cập vào mục “Reports & Data” và click vào “SEO Reports”. Bing sẽ tự động tạo ra các báo cáo SEO mỗi tuần.

5. Các công cụ có thể xem trước snippet trên SERP

Bây giờ bạn đã biết mình cần phải thay đổi những gì, bạn không cần phải chờ đợi cho đến khi trang web của mình được xuất bản và được Google crawl. Dưới đây là 2 công cụ có sẵn giúp bạn có thể xem trước diện mạo của trang khi hiển thị trên SERP.

SEOmofo

Công cụ tối ưu Snippet trên Google của SEOmofo là một công cụ yêu thích của những người làm trong lĩnh vực SEO, nó sẽ hiển thị chính xác snippet của bạn trông như thế nào trên Google SERP. Bạn có thể sử dụng chức năng toggle các thiết lập hiển thị để nhìn thấy diện mạo thực sự của trang . Đây là một công cụ tuyệt vời để bắt đầu thực hành viết thẻ meta description tốt hơn, đặc biệt là thử nghiệm viết hoa thẻ mô tả và sắp xếp từ khóa.

Content Manager

Với công cụ Content Manager của Raven, bạn có thể viết, sắp xếp, tối ưu và lưu trữ nội dung cho việc xem trước blog khi xuất bản, và hình ảnh hiển thị kết quả SERP hữu cơ cơ bản. Thậm chí nó còn tích hợp tính năng “Scribe SEO by Copyblogger”. Sau khi nhập tiêu đề trang và thông tin thẻ meta description, bạn có thể sử dụng tính năng đã cài đặt sẵn để phân tích chúng (và toàn bộ trang) với Scribe. Scribe sẽ thông báo cho bạn biết những vấn đề SEO chủ yếu cũng như vị trí cần tập trung chú ý.

Xuân Trung

Rate this post
Chia sẻ
Từ khóa: meta description

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước