Google đánh giá một bài viết chuyên sâu như thế nào

Tháng 8/2013, không lâu trước sự ra đời của bản cập nhật thuật toán Hummingbird, Google đã giới thiệu đến người dùng một tính năng mới trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) ở Hoa Kỳ, đó là bài viết chuyên sâu(In-Depth Article). Hiện nay, trang kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị 3 bài viết chuyên sâu liên quan ở dưới cùng của trang đi kèm với hình ảnh minh họa.

Đối với người dùng ở các khu vực khác trên thế giới, hy vọng chúng ta có thể nhìn thấy sự xuất hiện của bài viết chuyên sâu trên trang kết quả tìm kiếm trong năm 2014 này.  

Thế nào là bài viết chuyên sâu?

Nói ngắn gọn, bài viết chuyên sâu là những bài tường thuật, phê bình chi tiết về một chủ đề cụ thể, và thường do các trang web thông tin hàng đầu trong một lĩnh vực nào đó tạo ra. Chúng có thể là whitepapers, trường hợp nghiên cứu hoặc báo cáo kinh doanh đã được công bố.

Từ khi áp dụng, Google đã bổ sung thêm nhiều chức năng tìm kiếm mới dành riêng cho bài viết, cho phép người dùng khám phá thêm về nội dung, khám phá các bài viết của cùng một chủ đề liên quan và sử dụng từ khóa tìm kiếm mới để tìm kiếm nhiều thông tin hơn.

Lý do đằng sau bản cập nhật này của Google là do hãng mong muốn hỗ trợ 10% hoặc hơn cho những người đang tìm kiếm thông tin chi tiết ngoài câu trả lời nhanh chóng chỉ đề cập lướt qua một chủ đề cụ thể. Thay vào đó, Google muốn tập trung vào các tài liệu cho phép người tìm kiếm không chỉ đào sâu vào vấn đề mà còn thúc đẩy họ hiểu biết hơn về chủ đề đó.

Tính năng bổ sung này trên Google SERP ra đời ngay trước khi phát hành thuật toán Hummingbird, đây quả là một thời điểm không thể tốt hơn.

Hummingbird đặt trọng tâm vào việc xây dựng những nội dung chất lượng, phong phú, và các bài viết chuyên sâu chính là một cách tuyệt vời để thực hiện mục tiêu này.

Các bước để công cụ tìm kiếm thừa nhận một bài viết chuyên sâu

Để đảm bảo rằng nội dung chuyên sâu được công cụ tìm kiếm thu thập, index và hiển thị trên trang SERP, hãy thực hiện theo những lời khuyên sau đây trên trang quản trị của Google.

1. Đánh dấu bài viết Schema.org

Schema.org là một trang web hỗ trợ các webmasters tối ưu quá trình mã hóa và các trang trên website của mình để tất cả các công cụ tìm kiếm có thể chấp nhận chúng.

Để cung cấp thông tin bổ sung cho công cụ tìm kiếm, Schema đưa ra đề xuất bổ sung dữ liệu vi mô vào quá trình mã hóa trang web để cung cấp dữ liệu tham khảo cụ thể cho các yếu tố khác nhau trên trang và nội dung của bạn.

Để đảm bảo tài liệu bạn xây dựng được công cụ tìm kiếm xếp hạng, Google khuyến cáo các quản trị web nên thực hiện đánh dấu Schema lên những khía cạnh sau của cấu trúc HTML trên website:

–         Headline – Tiêu đề

–         Alternative headline – Tiêu đề thứ cấp hoặc tiêu đề phụ

–         Image – Hình ảnh trong bài viết, thêm thẻ alt để đảm bảo chúng được công cụ tìm kiếm thu thập và index.

–         Description – Mô tả ngắn gọn về chủ đề bài viết

–         Date Published – Thời gian xuất bản bài viết

–         Article body – nội dung cốt lõi

Bạn có thể sử dụng công cụ “Schema mark-up generator” để quá trình đánh dấu được đơn giản hơn.

2. Đánh dấu tác giả

Đánh dấu tác giả giúp thuật toán của Google có thể tìm kiếm và đính kèm tác giả liên quan với truy vấn tìm kiếm cụ thể và các chủ đề chuyên sâu.

Nếu bạn muốn liên kết bản thân với tài liệu mình xuất bản, bạn cần phải thiết lập tài khoản Google+ đi kèm với ảnh chân dung có thể nhận diện dễ dàng.

Sau khi thiết lập, bạn cần bổ sung hàng tên tác giả (by-line) để chúng xuất hiện trên mỗi trang nội dung. Hàng tên này phải phù hợp với tên trong hồ sơ Google+ của bạn.

Khi xuất bản bài viết trên website của mình, hãy thêm liên kết dưới đây vào quá trình mã hóa trang trong phần tiểu sử tác giả.

<a href=”[profile_url]?rel=author”>Your Name</a>

Phần code chứa thông tin “URL hồ sơ cá nhân” nên được thay thế bằng liên kết đến trang Google+:

<a href=”https://plus.google.com/112143995824482949343?rel=author”  title=”Xuan Trung”>Xuan Trung</a>

Liên kết bạn thêm vào phải chứa phần ?rel=author, nếu không thì Google sẽ không thể liên kết hồ sơ của bạn với nội dung bạn đã tạo.

Để hoàn tất quá trình, bạn cần thiết lập một liên kết đối ứng trở lại website chứa tiểu sử Google+ của mình. Truy cập đến trang Google+, chỉnh sửa mục người đóng góp, click vào dòng chữ “add custom link – thêm liên kết tùy chỉnh”, nhập URL của trang web, vậy là quá trình đánh dấu tác giả đã được hoàn tất rồi nhé.

3. Đánh số trang cho bài viết

Nếu bạn có nội dung đã được đánh số trang trên website và muốn nó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, bạn hãy thêm các thuộc tính HTML rel=“next” and rel=“prev” để Google có thể nhận biết mối quan hệ của các trang khác nhau trong bài viết đó.

Bằng cách sử dụng code này, Google có thể hiểu bạn muốn các trang được index, chúng giống như chuỗi trình tự sau đây.

http://www.koozai-example.com/article-part1.html

http://www.koozai-example.com/article-part2.html

http://www.koozai-example.com/article-part3.html

Trang đầu tiên chỉ cần trỏ đến trang tiếp theo trong chuỗi trình tự bằng cách thêm thẻ liên kết dưới đây vào phần đầu của một code trên trang web.

<link rel=”next” href=”http://www.example.com/article-part2.html”>

Để liên kết trang ở giữa (trang thứ 2), bạn cần phải thêm thuộc tính rel=“prev” và rel=“next” nhằm hướng độc giả đến cả trang web đầu tiên và trang sau đó. Nó sẽ trông giống như thế này:

<link rel=”prev” href=”http://www.koozai-example.com/article-part1.html”>

<link rel=”next” href=”http://www.koozai-example.com/article-part3.html”>

Khi đến trang cuối cùng trong chuỗi trình tự, bạn chỉ cần thêm thẻ liên kết rel=”prev” hướng đến trang ở giữa do không còn trang nào cần liên kết nữa.

4. Xây dựng nội dung phong phú

Không cần phải nói, một trong những bước quan trọng để đảm bảo các bài viết chuyên sâu của bạn được Google lựa chọn đó là chúng phải chứa nội dung chi tiết, phong phú, cung cấp giá trị thông tin cho người sử dụng.

Tham khảo thêm các bài viết trong phần seo cơ bản của chúng tôi để có được một chiến lược nội dung hiệu quả. 

Tất cả các thông tin, dữ liệu và thống kê cần phải được cập nhật liên tục nếu nội dung đó tạo ra được uy tín để cạnh tranh với những đối thủ khác.

Hiện nay, các nhà sản xuất nội dung thành công trong việc xây dựng bài viết chuyên sâu chủ yếu là những trang web tin tức có uy tín như Wall Street Journal, New York Times và The Huffington Post. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ thay đổi trong tương lai khi bài viết chuyên sâu trở nên phổ biến hơn.

Lợi thế của việc xây dựng bài viết chuyên sâu

Bây giờ chúng ta đã biết thế nào là một bài viết chuyên sâu và cách thức để chỉnh sửa chúng nhằm gia tăng cơ hội được Google chú ý. Sau đây, hãy cùng nhau điểm qua những ưu điểm của việc tạo ra nội dung phong phú:

–         Bằng cách xây dựng những bài viết chuyên sâu, thương hiệu của bạn sẽ ngang bằng với các bản cập nhật thuật toán của Google khi chúng có thể cung cấp thông tin chi tiết và giá trị cho người dùng, biến website của bạn trở thành nguồn đáng tin cậy trong ngách thị trường của mình.

–         Một liên kết đến tài khoản cá nhân trên Google cho phép công cụ tìm kiếm có thể nhận diện thương hiệu của bạn ngay cả khi nó tồn tại dưới vỏ bọc của doanh nghiệp, nó giúp bạn xây dựng mối quan hệ với những độc giả mới.

–         Tạo bài viết chuyên sâu chắc chắn sẽ khơi mào cho những ý tưởng và lĩnh vực mới trong quá trình sáng tạo nội dung trên các phương tiện khác như blog, truyền thông xã hội hoặc số liệu thống kê trong infographics.

–         Tính năng mới này hoạt động như một phạm vi bổ sung để trang web của bạn có thể được hiển thị trên trang kết quả SERP đối với những nỗ lực đã bỏ ra cho chiến dịch PPC và SEO hữu cơ.

–         Đối với những website nhỏ hơn, sáng tạo các chủ đề phong phú có thể giúp chúng gia tăng cơ hội được các trang web tin tức lớn hơn lựa chọn, do đó mở rộng tầm với của thương hiệu chính là cách để gia tăng lưu lượng truy cập cho website.

Hãy chia sẻ với chúng tôi những suy nghĩ và cảm nhận của bạn về tính năng bài viết chuyên sâu trên Google. Chúng có thể mang lại lợi ích cho chiến dịch SEO và tiếp thị nội dung của website bạn trong tương lai gần, vì vậy hãy đánh giá chúng một cách đúng đắn và áp dụng ngay khi có thể nhé. 

Xuân Trung

2/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước