Mô hình kế hoạch cho chiến lược SEO đơn giản hơn

Có một điều mà cả chủ doanh nghiệp và chuyên gia tư vấn SEO đều có thể hưởng lợi từ nó, đó chính là mô hình kế hoạch chiến lược. Mọi người đều biết rằng phương pháp tiếp cận chiến lược dành cho tiếp thị sẽ hạ gục phương pháp tiếp cận cạnh tranh phụ thuộc hoàn toàn vào chiến thuật. Khó khăn nằm ở việc bạn phải nghĩ ra chiến lược để có thể giành được ưu thế, đặc biệt khi tổ chức của bạn chưa hề phát minh ra bất kỳ chiến lược chính thức nào trước đó.

Tìm hiểu mô hình chiến lược SEO

Mô hình này là một tập hợp các “quy tắc” (hướng dẫn) đơn giản mà bạn có thể thực hiện theo giống như một lộ trình. Hãy điều chỉnh và cải tiến, sửa đổi và tùy biến cho đến khi bạn có một tài liệu kế hoạch chiến lược độc đáo phục vụ cho chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp mình.

Đây là một quá trình dễ dàng lặp lại và tái sử dụng. Thật ngạc nhiên khi tất cả mọi người trong ngành công nghiệp SEO đều chưa khám phá, áp dụng hay thực hiện phương thức tiếp cận này vào tiến trình phát triển chiến lược SEO.

Xem thêm : Chiến lược seo cho danh nghiệp 

                 Những mảng cần tập trung ưu tiên cho chiến lược seo 2014

Vì vậy, nếu bạn quan tâm đến việc xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp của mình bằng cách sử dụng quá trình dễ dàng và mạnh mẽ, hãy đọc về phương pháp này để tạo ra kế hoạch cho riêng mình dựa trên mô hình SOSTAC.

Giới thiệu mô hình kế hoạch SOSTAC

Trong những năm 1990, PR Smith đã giới thiệu về mô hình chiến lược SOSTAC để giúp người trong ngành xây dựng kế hoạch hệ thống tiếp thị toàn diện, nhưng vẫn đủ linh hoạt để thích ứng với mọi nhu cầu khác nhau của khách hàng.

SOSTAC là viết tắt của:

–         Situation (Tình huống) – Bạn đang đứng ở đâu?

–         Objectives (Mục tiêu) – Bạn sẽ đi đâu?

–         Strategy (Chiến lược) – Làm thế nào để đạt được mục tiêu?

–         Tactics (Chiến thuật) – Làm thế nào để thực hiện kế hoạch?

–          Actions (Hành động) – Ai là người chịu trách nhiệm, và khi nào kế hoạch được hoàn thành.

–          Control (Kiểm soát) – Đo lường và giám sát xem liệu bạn có thực hiện được kế hoạch đã đề ra.

Phương pháp tiếp cận có hệ thống để phác thảo chiến lược tiếp thị chất lượng này không những đơn giản mà còn mạnh mẽ và hiệu quả. Bạn có thể sử dụng nó làm mô hình kế hoạch cho chiến lược SEO của riêng mình.

1. Phân tích tình hình – Bạn đang ở đâu?

Trước khi bắt đầu bất kỳ nỗ lực tiếp thị nào, bạn cần biết vị trí mình đang đứng. Trên quan điểm SEO, bạn cần xem xét những vấn đề sau:

–         hiệu suất hoạt động của website

–         lưu lượng truy cập trên công cụ tìm kiếm mà trang web của bạn đang nhận được

–          từ khoá có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất

–         so sánh với đối thủ cạnh tranh

Nhận định tình hình sẽ làm cho những nỗ lực trong tương lai của bạn thu được hiệu quả cao hơn. Đưa ra câu hỏi đúng, và tìm ra câu trả lời, đó chính là một điểm khởi đầu hoàn hảo.

a. Lĩnh vực hoạt động của bạn có tốt không? Peter Drucker sẽ bắt đầu tham vấn bạn với những câu hỏi về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu lưu lượng web, khối lượng bán hàng và lợi nhuận, tài sản và nợ phải trả, dòng tiền và chi phí. Lĩnh vực kinh doanh của bạn có đang ở giai đoạn bùng nổ? Nếu không, tại sao lại không?

b. Điểm mạnh của bạn là gì? Điều gì làm bạn khác biệt so với những doanh nghiệp khác trong lĩnh vực hoặc phân khúc thị trường hoạt động của mình? Tại sao khách hàng tìm ra bạn? Làm thế nào bạn cách biệt được với sự cạnh tranh?

c. Bạn có chiến lược tiếp thị nào hay không? Hãy nhìn vào chiến dịch tiếp thị hiện tại và những nỗ lực SEO của mình. Chúng có đang hoạt động tốt hay không? Hoạt động nào mang lại hiệu quả cao nhất? Tác động của mỗi hoạt động đến doanh nghiệp của bạn là gì?

d. Mục tiêu, khách hàng mục tiêu của bạn có được xác định rõ ràng? Bạn có biết từ khoá tốt nhất của mình là gì hay không? Khách hàng mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp (và các từ khóa hàng đầu) chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số. Bạn có nhận thức được điều đó? Bạn có đang tập trung vào chúng một cách tốt nhất?

e. Điểm yếu của bạn là gì? Bạn có đang sử dụng các kênh tiếp thị hiệu quả nhất vào trong nỗ lực SEO của mình? Làm thế nào để chúng thu về hiệu quả cao hơn?

f. Doanh nghiệp của bạn có được bảo vệ chống lại nghịch cảnh hay không? Đổi mới hoặc gián đoạn công nghệ có xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp gặp nạn hoặc sụp đổ của ngành hay không? Doanh nghiệp của bạn có được định vị để tận dụng lợi thế của sự thay đổi địa chấn trong lĩnh vực hoạt động của mình hay không? Đối thủ cạnh tranh có mạnh mẽ, linh hoạt, và sáng tạo hơn bạn hay không?

2. Thiết lập mục tiêu – Bạn định đi đến đâu?

Một khi đã biết mình đang đứng ở đâu, lúc này bạn cần xác định mục tiêu tương lai cho mình.

a. Mục tiêu lớn nhất của bạn là gì? Tại sao doanh nghiệp, website của bạn tồn tại? Tuyên ngôn nhiệm vụ của bạn có được xác định rõ ràng, bạn có thể phát biểu nó thành “tuyên bố định vị” chính xác hay không? Nó sẽ giải thích lý do tại sao bạn lại chọn lĩnh vực mình đang hoạt động, và đối tượng hướng đến của bạn là gì.

b. Doanh nghiệp của bạn đã đặt ra mục tiêu gì? Lợi nhuận có phải là động cơ chính, hay bạn muốn đạt được điều gì khác ngoài nó? Làm thế nào để lập kế hoạch cho thị trường của mình?

c. Phương pháp tiếp thị bạn sẽ tập trung vào là gì? Những yếu tố nào của kế hoạch SEO bạn đang thực hiện có thể thu hút nhiều khách hàng hơn, cải thiện lượng chuyển đổi thành doanh số bán hàng?

d. Bạn sẽ nói gì khi tiếp thị về doanh nghiệp mình? Bạn có đang cố gắng thu hút người dùng, tạo ra triển vọng, tiếp cận gần hơn đến quá trình bán hàng trực tiếp, khuyến khích giới thiệu hoặc tìm kiếm đối tác kinh doanh? Thông điệp sử dụng phải được thiết kế đặc biệt cho từng mục tiêu nếu bạn muốn đạt được thành công trên quy mô rộng lớn.

Khi đã có các mục tiêu rõ ràng, lúc này bạn có thể thực hiện chúng thông qua bài kiểm tra “SMART” để xem chúng có thực sự là những mục tiêu tốt nhất và cao nhất hay không.

SMART đại diện cho:

–         S – Specific (cụ thể). Mục tiêu của bạn có cụ thể, rõ ràng?

–         M – Measured (đo lường). Mục tiêu của bạn có thể đo lường được hay không?

–         A – Actions (hành động). Hành động nào sẽ khiến cho mục tiêu trở thành sự thật?

–         R – Realistic (thực tế). Những mục tiêu này có thể đạt được hay không?

–         T – Time (thời gian). Chúng có diễn ra đúng như deadline đã đề ra hay không?

Biết vị trí mình đang đứng, nắm rõ mục tiêu chính, giờ là thời điểm để bạn tiến tới giai đoạn tiếp theo – giải quyết chiến lược.

3. Xây dựng Chiến lược – Làm thế nào để thực hiện mục tiêu?

Chiến lược là kế hoạch chi tiết ở mức độ cao cho những nỗ lực SEO. Nó có thể tập trung vào SEO địa phương, hoặc xây dựng thương hiệu, v.v. Đây là giai đoạn “bức tranh lớn”, do đó bạn không cần phải vạch ra quá nhiều chi tiết. Nhưng bạn cần nắm bắt linh hồn của chiến lược SEO một cách rõ ràng và chắc chắn.

Bước đầu tiên đó là thu hẹp trọng tâm để thu hút một phần đối tượng người dùng cụ thể. Tùy theo kích thước và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp mình, phân khúc này có thể lớn hoặc nhỏ. Tuy nhiên, bằng cách xác định thị trường mục tiêu một cách rõ ràng, bạn sẽ tránh được những cạm bẫy chủ yếu có thể đánh bại tất cả các nhà tiếp thị phi chiến lược khác.

Một khi đã biết khách hàng triển vọng của mình là ai, bạn có thể tiến hành tìm hiểu thêm về họ. Hãy tìm hiểu người mua và tìm ra chính xác những gì họ mong muốn, đó có thể là lợi thế cạnh tranh lớn nhất và thúc đẩy lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhắm mục tiêu tiếp thị vào việc thu hút đối tượng người dùng có thể giúp doanh nghiệp tăng vọt tỉ lệ chuyển đổi một cách dễ dàng.

Dựa trên kiến thức này, bạn có thể điều chỉnh vị trí và kiểm soát cách thức doanh nghiệp của mình được thị trường nhận biết.

4. Chiến thuật – Làm thế nào để thực hiện kế hoạch?

Trong giai đoạn này, bạn phải phác thảo các bước cần thực hiện và kết quả cuối cùng mà mình mong muốn. Thật khó để dự đoán kết quả SEO chính xác, nhưng bạn có thể đưa ra những ước tính hợp lý, nó sẽ được coi như lộ trình cho chiến dịch SEO.

a. Bạn sẽ sử dụng công cụ nào? Tất cả các loại tiếp thị (bao gồm cả SEO) đều có một loạt công cụ để bạn thực hiện theo ý thích, nó khá hấp dẫn. Nhưng tốt hơn bạn chỉ nên sử dụng một số công cụ bởi vì bạn có thể khai thác chúng một cách hiệu quả.

b. Lập kế hoạch tấn công. Sử dụng các công cụ tương tự vẫn có thể tạo ra những kết quả khác nhau. Lựa chọn công cụ phù hợp có thể tạo ra tác động hiệp đồng lên kết quả của bạn.

c. Đưa ra thông điệp. Hãy nhắm mục tiêu vào đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp mình. Hãy điều chỉnh nó để bạn có thể tiếp cận trực tiếp với nhu cầu lớn nhất của người dùng. Hãy nhớ rằng, khi người dùng cảm thấy bối rối, họ sẽ không thực hiện mua hàng!

d. Tính nhất quán. Xây dựng thương hiệu và bán hàng trực tiếp đều hoạt động tốt trong tiến trình lặp lại.

e. Đầu tư ngân sách. Ban đầu, tiếp thị chiến lược có thể tương đối tốn kém. Hãy phân bổ nguồn lực và kinh phí cần thiết để lập kế hoạch tiếp thị trước khi bắt đầu thực hiện nó.

5. Hành động – Ai là người chịu trách nhiệm?

Với chiến lược và chiến thuật đã lên kế hoạch, mô hình của bạn sẽ chỉ ra bước tiếp theo cần thực hiện, đó là phân chia vai trò và thiết lập thời hạn hoàn thành.

Nếu không xác định rõ ràng trách nhiệm, và khung thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, chiến lược tiếp thị của bạn sẽ bị trì trệ và giảm tốc độ. Giai đoạn này sẽ đề cập đến những hành động hàng ngày thực chất mà chúng ta phải làm, ai là người thực hiện, và thời gian hoàn thành chúng. Cho dù bạn có lập biểu đồ theo cơ sở hàng tuần hoặc lựa chọn khung thời gian khác, điều quan trọng đó là bạn cần tạo ra phác thảo để tất cả mọi người có thể tiếp cận và làm theo.

a. Chọn người lãnh đạo. Hãy chọn những cá nhân có thể chịu trách nhiệm về các thành phần cụ thể của hoạt động SEO.

b. Thiết lập khung thời gian. Hãy xây dựng lịch trình marketing và thiết lập thời hạn hoàn thành từng bước của hành động.

c. Họ có thể làm điều đó hay không? Giao nhiệm vụ cho mỗi người dựa trên mô tả công việc thay vì dựa trên khả năng, kỹ năng và năng lực thực sự của họ có thể là một sai lầm nghiêm trọng.

d. Đo lường tiến độ. Hãy đưa ra quyết định dựa trên số liệu theo dõi. Chúng có hiển thị khi một công việc được hoàn thành hay không? Chúng có dễ đo lường hay không? Bạn có thường xuyên theo dõi tiến độ này hay không?

e. Ghi chép kết quả. Chia sẻ thông tin phản hồi và kết quả trực quan của tiến trình phát triển của chiến dịch có thể giúp đội tiếp thị tràn đầy sinh lực và làm việc hiệu quả hơn. Trong bối cảnh SEO phức tạp như hiện nay, sở hữu một đội tiếp thị đồng lực như này có thể giúp doanh nghiệp nhân đôi cơ hội thành công.

6. Kiểm soát – Theo dõi & đo lường

Phần phân tích web của bất kỳ dự án SEO nào là nơi bạn có thể xem xét tiến độ, và đánh giá nó trong bối cảnh phân tích tình hình ban đầu. Thông tin phản hồi sẽ phục vụ cho việc xác định lại và tinh chỉnh chiến lược, kết thúc vòng lặp, và làm cho hệ thống mạnh mẽ hơn.

a. Theo dõi các số liệu liên quan. Thứ hạng tìm kiếm cao hơn chính là mục tiêu quan trọng. Nhưng quan trọng hơn, bạn cần đo lường tác động chủ yếu của chúng đến lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp mình.

b. Ai sẽ đo lường số liệu? Ai đó phải biên dịch và trình bày dữ liệu scripts và phần mềm với những thành viên khác trong đội. Nếu xu hướng được phát hiện sớm, bạn có thể thay đổi hành động để thu về kết quả cao hơn.

c. Tần suất đo lường dữ liệu? Thu thập và phân tích thông tin không nên trở thành mục đích tự thân. Hãy lựa chọn lịch trình tối ưu, và bám sát theo lịch trình đã vạch ra đó.

d. Bạn cần công cụ và nguồn lực nào? Hệ thống giám sát phức tạp và đắt tiền của bạn phải phụ thuộc vào phạm vi và quy mô của doanh nghiệp, cùng với sự đa dạng trong nỗ lực SEO của bạn.

e. Làm thế nào để giải thích dữ liệu? Tác động của phân tích này lên chiến lược SEO của bạn là gì? Mô hình kế hoạch của bạn phải giải thích rõ ràng vấn đề này.

f. Kế hoạch sao lưu của bạn là gì? Nếu mọi thứ không đi đúng hướng, làm thế nào bạn có thể giải cứu cho chiến dịch? Ai sẽ là người quyết định chuyển đổi kế hoạch? Khi nào điều này xảy ra? Mặc dù bạn không thể liệt kê tất cả các tình huống, nhưng dự trữ trước các tùy chọn có thể xảy ra là yếu tố hữu ích.

Lúc này, bạn đã có mô hình kế hoạch cho chiến lược SEO của mình thông qua kế hoạch từng bước theo mô hình khung SOSTAC mạnh mẽ.

Hãy nhớ rằng doanh thu và lợi nhuận gia tăng, đạt được mục tiêu kinh doanh chủ chốt, thúc đẩy chiến dịch nhanh hơn, và hạ thấp chi phí là những lợi thế lớn nhất của việc sở hữu mô hình kế hoạch. Nó sẽ đánh bại sự mập mờ khi sử dụng các công cụ SEO hay tuân theo checklists SEO tiêu chuẩn hóa.

Thực hiện theo mô hình chiến lược sẽ giúp bạn tập trung sâu hơn vào nỗ lực mình bỏ ra. Ban đầu, nó có thể tốn kém chi phí thực hiện, thậm chí bạn sẽ phải đầu tư nhiều thời gian hơn để thu về lợi nhuận. Nhưng khi đã áp dụng, kết quả thu về sẽ thổi bay đối thủ và giúp doanh nghiệp tăng vọt hiệu quả.

Đó là những gì khiến cho chiến lược SEO trở nên đáng khao khát, và đáng để phát triển mô hình kế hoạch.

Tất cả các con đường đều dẫn đến thành Rome. Bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để thu về thắng lợi cho chiến lược SEO của mình dựa trên mô hình kế hoạch đã đề ra. Nếu bạn có phương pháp nào tốt hơn để áp dụng mô hình SOSTAC vào mục đích phát triển chiến lược SEO và tạo ra mô hình kế hoạch, hãy chia sẻ cho chúng tôi biết trong mục bình luận dưới đây.

Xuân Trung

Rate this post
Chia sẻ

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước