Danh mục: Công cụ SEO

5 sai lầm khi sử dụng Google Analytics trong việc theo dõi website

Google Analytics không còn xa lại với những người làm SEO. Đây là một công cụ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho người sử dụng, nó giúp người quản trị website nắm bắt được về người dùng cũng như tần suất truy cập trên site: Nội dung nào đang thu hút được người dùng, …lượng truy cập từ đầu về website của mình…Google analytics nó có thể đo lường được hiệu quả thông qua việc click

Tuy nhiên, nếu không biết cách diễn giải dữ liệu và những gì công cụ này thể hiện, bạn sẽ không thể hiểu rõ hoạt động tổng thể của website của bạn.

Để việc theo dõi, đánh giá website của bạn được chính xác hơn, mời bạn tham khảo các bài viết của chúng tôi về: Các công cụ hỗ trợ seo

Ví dụ, bạn có thể quá tập trung vào những số liệu tổng, trong khi những số liệu để đánh giá xu hướng tìm kiếm hoặc so sánh các phân đoạn dữ liệu khác nhau mới là trọng tâm cần hướng đến.

Và cũng có thể bạn vô tình loại bỏ lưu lượng truy cập mà thực tế mình nên tiếp tục đo lường và theo dõi.

Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến mà hầu hết các chủ website thường mắc phải khi sử dụng Google Analytics. Đồng thời, LMT Việt Nam cũng sẽ nêu ra các hướng dẫn cụ thể nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra trên website của mình.

Sai lầm 1: Bạn cho rằng những số liệu thống kê tìm kiếm trang web của mình là chính xác

Theo mặc định, Google Analytics sẽ theo dõi tất cả các trang web của site chứ không chỉ riêng URL của trang được xem. Giả sử, trang web tìm kiếm của bạn có URL là “http://lmt.com.vn/home/search?w=keyword”, vậy thì Google Analytics sẽ theo dõi trang dưới địa chỉ “/search?w=keyword ”

Khi thiết lập báo cáo “site search”, bạn cần xác định thông số truy vấn “Chế độ Site search”. Trong trường hợp trên, giá trị của thông số truy vấn sẽ là “w”. Điều này có nghĩa là bất kỳ URL nào trên website có chứa tham số truy vấn “w = xyz” (xyz là từ khóa bạn nhập vào ô tìm kiếm) đều sẽ được tính là một truy vấn tìm kiếm trong Google Analytics.

Vấn đề ở đây là thông số truy vấn này có thể tồn tại trên các trang web “non – site search ” ( không có kết quả tìm kiếm ) không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy sự tồn tại của những trang web này.Có thể, các trang “non-site search” chứa thông số truy vấn này trong URL, nó có nghĩa là báo cáo “site search” có thể không chính xác, và bạn sẽ không có được cái nhìn rõ ràng về hiệu suất của quá trình tìm kiếm trên website của mình.

Giải pháp cho vấn đề chính là sử dụng các phân đoạn nâng cao để thay thế, bởi vì chúng sẽ cung cấp dữ liệu cụ thể hơn về Site search cũng như tạo nền tảng để xác định lưu lượng ghé thăm site thông qua “Chế độ xem site search” được chính xác hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh sử dụng các URL site search trong điều hướng hoặc trong các chiến dịch PPC. Hãy thu thập cấu trúc URL khác nhau cho quá trình thiết lập tương tự.

Sai lầm 2: Tập trung vào các số liệu tổng

Google Analytics luôn luôn đưa ra các báo cáo kết quả chưa đúng mức khi chỉ chủ yếu tập trung vào việc theo dõi JavaScript. Vì vậy, kết quả này thường bỏ qua tỷ lệ phần trăm tương đối nhỏ của những người truy cập dời bỏ website khi thời gian chờ tải quá lâu, và cả những người có JavaScript hoặc cookie mất tác dụng.

Vì vậy, bạn không nên bị ám ảnh nhiều quá bởi những kết quả được nêu ra. Thay vào đó, hãy tập trung vào các xu hướng và so sánh các phân đoạn dữ liệu hoặc các giai đoạn thời gian khác nhau.

Sai lầm 3: Quên đi AJAX

Trong những năm gần đây, ngôn ngữ lập trình AJAX ngày càng trở nên phổ biến trong thế giới web, vì nó cho phép người truy cập có thể load nội dung mà không cần phải tải lại toàn bộ trang web. Bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy AJAX được sử dụng trong các kết quả tìm kiếm để người dùng có thể nhanh chóng truy cập vào nhiều kết quả cùng lúc mà không cần phải chờ đợi quá lâu.

Trước kia khi AJAX chưa được sử dụng rộng rãi, nếu người dùng muốn click vào một trang kết quả mới hoặc lựa chọn những kết quả thay thế khác, trang web sẽ được tải lại và code trong Google Analytics sẽ theo dõi nó như một lần xem trang (Page view) mới. Nhưng với AJAX, những tương tác này trên trang sẽ không còn được tính nữa. Nó được sử dụng phổ biến cho các page view ảo hoặc theo dõi sự kiện, tùy thuộc vào yếu tố mà bạn đang cố gắng theo dõi.

Đây là một đề cập đến chức năng JavaScript với tham số URL. Dưới đây là 2 ví dụ, trong đó, mỗi phiên bản mà bạn sử dụng khác nhau lại khác nhau:

gaq.push([‘_trackPageview’, ‘/search?w=keyword&pagenumber=2’])

ga.send(‘send’, ‘pageview’, ‘/search?w=keyword&pagenumber=2’)

Sai lầm 4: Sử dụng quá nhiều bộ lọc Profile

Các bộ lọc Profile rất hữu ích trong việc chọn lọc dữ liệu trên quy mô toàn cầu (ví dụ: loại bỏ traffic nội bộ của tổ chức). Sử dụng nó không hề khó khăn như bạn nghĩ.

Hãy làm quen với các phân đoạn nâng cao để phân tích phân khúc dữ liệu dễ dàng hơn. Hãy luôn giữ cho mình một profile chưa được tinh lọc để dự phòng khi các profile đã lọc bị mất dữ liệu không mong muốn. 

Tốt nhất, hãy sử dụng dải IP (hoặc một số yếu tố tương tự) để loại trừ traffic nội bộ vì traffic không đến từ người dùng mục tiêu sẽ khiến dữ liệu phân tích của bạn bị sai lệch. Ví dụ, trung tâm dịch vụ điện thoại đang xử lý các yêu cầu cuộc gọi bằng cách sử dụng website của bạn, điều này có thể tạo ra sự chênh lệch lớn so với lượng khách truy cập thực tế của site.

Sai lầm 5: So sánh quá nhiều

Google Analytics cho phép bạn dễ dàng có báo cáo về số liệu thống kê lượng chênh lệch trong truy cập của website. Điều này vừa có lợi lại vừa không có lợi bởi vì khi lấy phải những dữ liệu không chính xác, bạn sẽ dễ dàng căn cứ phần còn lại của phân tích vào những dữ liệu kém hiệu quả đó.

Hãy nhớ, đừng nên coi mọi chênh lệch của website đều bắt nguồn từ nguyên nhân thực sự của doanh nghiệp. Khi lấy dữ liệu trên một phạm vi ngày tháng cụ thể, bạn có thể bỏ lỡ những thay đổi cao nhất của tuần hoặc của tháng, những yếu tố có thể góp phần vào việc tạo ra sự chênh lệch cao hơn. Bạn cũng có thể bỏ qua những ngày có lượng chênh lệch thấp hơn. Vì vậy, trước khi đưa ra đánh giá tổng quan, hãy cân nhắc mọi yếu tố khác biệt có liên quan như sự thay đổi theo mùa, chương trình xả hàng hoặc các chiến dịch email của doanh nghiệp mình.

Thông thường dữ liệu chênh lệch được lấy về từ Google Analytics sẽ có đôi chút khác biệt so với dữ liệu doanh thu đến từ những nguồn thu thập khác của doanh nghiệp. Dữ liệu doanh thu này có thể bao gồm lưu lượng PPC (pay per click) xuất phát từ các trang tìm kiếm được sử dụng như trang đích, đây là những dữ liệu chúng ta cần loại bỏ khỏi danh sách viếng thăm của” site search” bởi vì thực ra khách truy cập không tương tác với hộp tìm kiếm.

Các dữ liệu trong Google Analytics có thể giúp bạn đưa ra quyết định đối với những thay đổi trong site search, sản phẩm và thiết kế điều hướng, tất cả đều có thể làm tăng cơ hội cải thiện tỉ lệ chênh lệch và tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp. Hãy quan sát những dữ liệu này bằng đôi mắt tinh tường của mình, có như vậy chúng mới mang lại ý nghĩa cho quá trình phân tích website.

Xuân Trung

Rate this post
Chia sẻ
Từ khóa: google analytics

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước