Danh mục: Domain & Hosting

Internet Protocol version 6 tác động đến SEO như thế nào?

Có thể chúng ta đã nghe về IPv6 (Internet Protocol version 6 – Giao thức liên mạng thế hệ thứ 6), nhưng nhiều người vẫn gặp phải đôi chút nhầm lẫn và băn khoăn về giao thức này, cách thức hoạt động và ý nghĩa của nó với tương lai của Internet. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ đưa ra giới thiệu nhanh chóng về IPv6 cùng những tác động của nó đến lĩnh vực SEO (phân tích cụ thể khái niệm C-Blocks).

1. Giới thiệu ngắn gọn về địa chỉ IP (version 4) & C-blocks

Có thể bạn đã quen thuộc với khái niệm địa chỉ IP; chúng thường được viết dưới định dạng như sau:

Đây là định dạng phổ biến được sử dụng ở khắp mọi nơi, nó được gọi là IPv4. Mỗi địa chỉ IP sẽ bao gồm 4 byte, mỗi byte được ngăn cách nhau bằng một dấu chấm (tổng số có 32 bit). Mỗi tên miền (tên miền phụ) sẽ sở hữu ít nhất một địa chỉ IP như vậy.

Bây giờ, chúng ta sẽ đi vào một khái niệm cụ thể liên quan đến SEO, đó là C- Blocks (chúng ta không nên nhầm lẫn nó với Class C trong địa chỉ IP). Khái niệm này đã tồn tại trong lĩnh vực SEO hơn một thập kỷ nay. Nếu 3 byte đầu tiên của địa chỉ IP giống hệt nhau, vậy thì chúng ta sẽ coi 2 địa chỉ IP đó thuộc cùng một C-Block:

Hai địa chỉ IP có cùng C-Block (màu xanh).

Vậy tại sao điều này lại làm chúng ta cảm thấy thú vị? Tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng đối với SEO? Theo logic truyền thống, nếu bạn sở hữu hai địa chỉ IP thuộc cùng một C-Block, hai website đó chắc chắn sẽ có liên quan với nhau. Vì vậy, liên kết giữa các site này không được đánh giá mạnh mẽ xét trên khía cạnh PageRank của trang. Hiện nay, Google có thể sử dụng rất nhiều tín hiệu khác nhau để tạo ra các kết nối tương tự, vì vậy C-Block đang dần trở nên kém quan trọng hơn so với trước đây.

Hãy cùng xem ví dụ dưới đây:

Trong ví dụ trên ta thấy, cả hai website đều thuộc gia đình Disney. Điều này có nghĩa là liên kết qua lại giữa hai tên miền này có thể không tạo ra độ tin tưởng như liên kết đến từ những website tầm cỡ tương tự nhưng không liên quan.

2. Giới thiệu IPv6

Với IPv4, chúng ta chỉ có 4 tỷ địa chỉ cung cấp cho người dùng toàn cầu, trong khi nguồn cung này đang dần cạn kiệt. Ngày nay, chúng ta có quá nhiều thiết bị kết nối, những người sáng tạo ra IPv4 không bao giờ hình dung ra sự rộng lớn của Internet sau 30 năm kể từ khi giao thức này được phát hành. May mắn là họ đã sớm nhìn thấy vấn đề và bắt tay tạo ra một giao thức kế nhiệm, IPv6 (IPv5 từng được sử dụng như một giao thức khác nhưng không được phát hành).

Định dạng địa chỉ IPv6:

Địa chỉ IPv6 dài hơn nhiều so với địa chỉ IPv4, định dạng của nó sẽ trông giống như sau:

IPv6 sẽ chứa 8 blocks thay vì 4 blocks như Ipv4, và thay vì mỗi block là 1 byte (được biểu diễn dưới dãy số từ 0-255), mỗi block của Ipv6 sẽ là 2 byte và được đại diện bởi 4 ký tự thập lục phân. Mỗi địa chỉ IPv6 sẽ chứa 128 bit, điều này có nghĩa là thay vì 4 tỉ địa chỉ như IPv4, IPv6 sẽ có khoảng 340.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000 địa chỉ.

Trong vài năm tới, chúng ta sẽ bước vào một thế giới sở hữu hàng trăm thiết bị gia đình, tất cả sẽ có thể nối mạng và đều cần sử dụng một địa chỉ IP, khi đó IPv6 sẽ phát huy vai trò của mình. Chúng ta cũng sẽ ngày càng nhìn thấy nhiều websites sử dụng địa chỉ IPv6 hơn.

3. Cơ chế CIDR

Trước khi đi sâu vào trọng tâm của bài viết, chúng ta sẽ cùng nhau làm quen với một khái niệm quan trọng khác, nó được gọi là CIDR (Classess Interdomain Routing).

IPv6 sẽ độc quyền sử dụng CIDR, do đó cộng đồng SEOer cần nắm rõ được khái niệm này. Nó thực sự rất đơn giản, nhưng lại khá khó để giải thích.

Như đã đề cập, địa chỉ IP trong IPv4 sẽ có chiều dài 32 bits, vì vậy nếu thực hiện điều chỉnh, chúng ta có thể nhìn địa chỉ IP này như cấu trúc hệ nhị phân:

CIDR có thể coi là một định dạng để mô tả một nhóm các địa chỉ IP có liên quan chặt chẽ với nhau, cách thức hoạt động của nó cũng tương tự như C-Block. Nó được biểu diễn bởi một con số đứng sau một dấu gạch chéo nối đến địa chỉ IP cục bộ (ví dụ: 199.181.132/24), nó sẽ thể hiện số lượng bit ban đầu (các chữ số nhị phân) giống hệt nhau. CIDR rất linh hoạt, chúng ta có thể sử dụng nó để mô tả C-Block là /24 bởi vì 24 bit đầu tiên (8 bit trong 3 nhóm) của địa chỉ đều giống nhau:

Hai địa chỉ IP có cùng C-Block. 24 bit đầu tiên giống hệt nhau. IP này có thể được biểu diễn như sau 199.181.132/24.

Hiện nay, CIDR đã được điều chỉnh và ngày càng chính xác hơn so với khái niệm C-Block; trong ví dụ trên, hai địa chỉ IP không chỉ cùng một C-Block, chúng còn có mối liên quan chặt chẽ hơn do 6 bit trong block cuối cùng giống hệt nhau. Trong CIDR, chúng ta có thể nói cả hai địa chỉ IP này cùng thuộc block 199.181.132/30 nhằm chỉ ra 30 bit đầu của chúng giống hệt nhau.

Lưu ý: Với CIDR, con số sau dấu gạch chéo càng nhỏ, số lượng địa chỉ IP trong block đó càng lớn (bởi vì rất ít bit đầu tiên giống hệt nhau).

4. IPv6 & C-Blocks?

Thực tế, CIDR /24 không hề dễ nhớ, do vậy mọi người đã sử dụng cái tên “C-Block” để dễ bàn luận hơn, nhưng nó không mở rộng dễ dàng sang IPv6. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể khái quát hóa điều gì đó tương tự giữa chúng hay không?

Bàn về C-Block, cả Google và giới SEOer đều nhằm mục tiêu xác định xem liệu liên kết có bắt nguồn từ cùng một hệ thống nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider) hay không. Như vậy, điều này rõ ràng vẫn giữ nguyên trọng tâm. Tôi cho rằng, tốt nhất chúng ta nên tập trung vào cách thức những địa chỉ IP này được phân bổ đến các ISP (ISP thường sở hữu những block lớn liên tiếp của địa chỉ IP để sử dụng cho websites của khách hàng).

Trong IPv4, ISP sẽ sở hữu nhiều C-Blocks, vì vậy nếu bạn nhìn thấy nhiều liên kết có nguồn gốc từ cùng một C-Block, chắc chắn chúng có liên quan với nhau theo một cách nào đó.

Ví dụ về “ISP Block” (/32); phần màu xanh trong dãy địa chỉ là ổn định, nó đại diện cho địa chỉ của ISP. Phần màu đỏ có thể thay đổi và đại diện cho địa chỉ tại ISP đó.

Với IPv6, tôi tin rằng các ISP sẽ được cung cấp blocks /32 (32 bit ban đầu sẽ giống nhau, 96 bit còn lại sẽ tạo ra địa chỉ cho khách hàng), sau đó chúng sẽ được phân bổ cho người dùng dưới dạng block /64.

Điều này cũng có nghĩa là mỗi người dùng cuối sẽ nhận được nhiều địa chỉ IP cho hệ thống (network) riêng của mình hơn so với tổng số địa chỉ trong IPv4 như trước đây.

Những ISP này có thể phục vụ người dùng gia đình, do vậy mỗi hộ sẽ có một block của địa chỉ IPv6 cho thiết bị của mình. Trong viễn cảnh khác nếu ISP cung cấp cho máy chủ, vậy thì các máy chủ sẽ được chỉ định block /64; đây là trường hợp mà chúng ta cần quan tâm.

Hình ảnh minh họa của“Customer Block” (/64); phần màu xanh để chỉ một khách hàng cụ thể. Phần màu đỏ có thể thay đổi và đại diện cho địa chỉ của khách hàng đó.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng sự tương đương của C-Block trong IPv6 sẽ là một block /32, bởi vì đó là những gì mà nhà cung cấp Internet thường được phân phối (và cho phép họ tạo ra 4 tỷ block /64 cho người dùng của mình).

Hơn nữa, trong IPv6, quá trình phân bổ tối thiểu là /32; do đó, một block /32 đơn lẻ không thể chạy trên nhiều ISP, vì vậy không có cách nào để cả 2 địa chỉ IP cùng block /32 lại có thể thuộc về hai nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Nếu mục tiêu của chúng ta là tiếp tục kiểm tra xem liệu website có thể liên quan đến hai website ngẫu nhiên nào khác không, vậy thì việc phát hiện chúng cùng thuộc về một nhà cung cấp chính là kết quả cần tìm.

Ngoài ra, nếu bạn chọn block /64, mỗi ISP sẽ có 4 tỷ block này để phân phối đến người dùng, việc này quá khó để có thể xác định mối liên hệ giữa các website trong những block khác biệt.

Tuy nhiên, ở đây xuất hiện một tranh cãi đối lập. Lưu ý rằng một server riêng lẻ có địa chỉ IP block /64, điều đó có nghĩa là mọi website sẽ có một địa chỉ IPv6 khác nhau (ngay cả khi nó cùng chia sẻ một địa chỉ IPv4).

Hiện nay, một server riêng lẻ với nhiều website sẽ có địa chỉ IP riêng biệt cho mỗi website đó (cũng có thể server chứa nhiều blocks IPv6, mỗi block sẽ dành cho từng khách hàng khác biệt – hy vọng điều này sẽ trở thành hiện thực trong tương lai).

Vì vậy, nếu tôi định chạy một mạng lưới websites đang kết nối với một hệ thống khác, tôi chỉ cần một tài khoản hosting riêng lẻ, tất cả chúng sẽ đều nằm trong block /64 của địa chỉ IPv6. Đó có thể là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy các website có mối liên kết chặt chẽ với nhau.

5. Đề xuất về C-Block trong IPv6

Hãy thực hiện theo tất cả những đề xuất sau đây:

–   Các website trong cùng block /32 sẽ tương đương với C-Block tương tự như trước đây.

–   Các website trong cùng block /64 có thể tồn tại trên server chính xác tương tự, hoặc thuộc về cùng một khách hàng, thậm chí chúng còn liên quan mật thiết hơn cả cấp độ C-Block.

Hãy sử dụng những cái tên dễ nhớ và dễ tiếp cận hơn như sau:

–   “ISP Block” thay thế block /32.

–   “Customer Block” thay thế block /64.

Sau đó, chúng ta có thể nói rằng:

–    Trong IPv6, địa chỉ IP trong cùng một User Block gần giống với mối quan hệ của các IP trong cùng C-Block của IPv4.

–    Trong IPv6, địa chỉ IP trong cùng một User Block chắc chắn có mối liên quan rất chặt chẽ với nhau, chúng có thể thuộc về cùng một người hoặc một tổ chức nào đó.

Những điều rút ra

Như đã đề cập, tôi không tin C-Blocks trong IPv4 là vấn đề quan trọng giống như quan điểm mà Google từng đưa ra trước đây, vì hãng có thể truy cập nhiều tín hiệu khác nhau để ràng buộc các website lại với nhau. Nếu bạn đang chạy website một cách hợp pháp, bạn không nên lo lắng phải lưu trữ chúng trên cùng một C-Block.

Với IPv6, tôi nghĩ rằng “Customer Blocks” có thể là một tính năng rất quan trọng đối với SEO, bởi vì nó gần gũi hơn so với C- Blocks, đây là điều mà Google có thể sẽ vận dụng trong tương lai. Hãy cùng chờ đợi thời điểm IPv6 được người dùng sử dụng phổ biến nhé.

Xuân Trung

Rate this post
Chia sẻ

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước