Bí quyết của các website thời trang nổi tiếng thế giới

Các tín đồ thời trang trên thế giới hẳn không còn xa lạ gì với những thương hiệu như Chanel, Adidas, Mexx… Và góp phần vào sự thành công của họ là những website – phương tiện vô cùng hữu ích giúp họ xây dựng hình ảnh cũng như tương tác với khách hàng trong thời đại bùng nổ của công nghệ số hện nay.

Hãy cùng xem họ có bí quyết gì để xây dựng website của mình thu hút người xem đến thế nhé.

1.  Logo rõ ràng

Với những cửa hàng thời trang, dù mới khai trươn hay đã tạo được uy tín thì  một logo rõ ràng và gây chú ý là một “tấm thẻ kinh doanh”. Đặc biệt, khi nói đến mua sắm trực tuyến, một logo tạo nên sự nhận biết tạo sự tin tưởng của khách hàng vào thương hiệu. Hãy cùng ngắm nhìn những logo dưới đây của các hãng thời trang nổi tiếng:

Chanel.

Adidas.

Mexx.

2.  Liên tục khuyến mãi, giảm giá

Trang chủ đóng vai trò vô cùng quan trọng với quyết định có mua hàng hay không của người tiêu dùng. Đó là lý do tại sao bạn nên quan tâm nhiều hơn đến cảm nhận của người mua hàng khi bước vào trang chủ của bạn. Một trang chủ hấp dẫn sẽ giữ chân khách hàng lâu hơn, nếu không khách sẽ đi tìm những cửa hàng trực tuyến khác có trang chủ hấp dẫn hơn. Và không có gì thu hút khách hàng hơn là những chương trình khuyến mãi, giảm giả. Đó là phương pháp kích thích mua sắm vô cùng hiệu quả, người dùng sẵn sàng bỏ tiền ra mua bất cứ thứ gì đang được bán trong đợt giảm giá, dù thứ ấy chẳng thực sự cần thiết.

Bạn có thể sử dụng những hình thức khuyến mại khác như miễn phí vận chuyển. Doanh nghiệp của bạn nên dành ra một khoản cho chi phí vận chuyển bằng cách điều chỉnh giá tối thiểu để bao gồm luôn chi phí vận chuyển hoặc miễn phí chi phí vận chuyển cho khách hàng ở một số khu vực nhất định. Dù chi phí vận chuyển thường không quá nhiều và không phải là một cản trở lớn đối với người mua nhưng nếu được miễn phí thì việc mua hàng online đối với họ sẽ tuyệt vời hơn phải không nào?

Forever 21. 

Victoria’s Secret.

Kohl’s.

3.  Cập nhật tin tức và sản phẩm mới thường xuyên

Bạn nên để các tin tức, thông tin về sản phẩm hay các chương trình đặc biệt mà người mua nên biết được đặt ở một nơi dễ tìm thấy ngay trên trang chủ. Làm như thế người dùng sẽ không mất thời gian nhiều trong việc tìm kiếm những mặt hàng ưng ý.

Nhìn vào các cửa hàng trực tuyến sau đây để biết rõ cách thức họ lôi kéo khách hàng bằng các sản phẩm và các chương trình khuyến mãi của họ.

Tilly’s.

Sunglass Nut.

4.  Thương hiệu của sản phẩm

Với các tín đồ thời trang, thương hiệu rất quan trọng. Một sản phẩm có thương hiệu dễ làm người tiêu dùng tin  tưởng vào chất lượng của nó. Bạn không cần đặt tất cả các sản phẩm lên trang chủ mà chỉ cần bố trí hợp lý các mặt hàng có thương hiệu lên trang chủ. Điều này sẽ giúp người dùng tiếp cận những sản phẩm uy tín dễ dàng hơn, giúp họ mau chóng tìm thấy mặt hàng họ mong muốn cũng như giúp họ sàng lọc sản phẩm để đưa ra quyết định mua.

Toolup.

School Specialty.

5.  Dễ thao tác với các nút “Giỏ hàng”, “Đăng nhập” và “Tìm kiếm”

Với các website kinh doanh thời trang, các tính năng giỏ mua hàng, hộp đăng nhập và hộp tìm kiếm cần được đặt tại mọi trang web thương mại điện tử. “Giỏ hàng” được ví như cánh cửa mở vào một ngôi nhà. Nhiều cửa hàng cũng cung cấp cho khách hàng của họ 1 tài khoản cá nhân giúp họ kiểm tra tất cả các đơn đặt hàng trước đó và hiện tại.

Mỗi khách hàng có thể tạo một tên đăng nhập cá nhân và mật khẩu để truy cập. Bên cạnh đó, chủ sở hữu của tài khoản này có thể nhận được cung cấp giảm giá đặc biệ và tham gia vào các chương trình khuyến mãi hấp dẫn khác. Ngoài ra, nếu bạn truy cập vào một cửa hàng trực tuyến lớn với hàng nghìn mẫu sản phẩm thì hộp tìm kiếm là vô cùng cần thiết. Điều này giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm mình cần nhanh hơn.

M&S.

6.  Phương thức thanh toán đa dạng

Các trang web của các thương hiệu thời trang nổi tiếng có khách hàng từ khắp mọi nơi trên thế giới, do đó phương thức thanh toán của họ cũng phải cực kỳ đa dạng để tiện lợi nhất cho khách hàng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, phiếu quà tặng, tiền mặt khi giao hàng, PayPal…  Tuy  nhiên có thể có những hạn chế kỹ thuật khiến việc này gặp một số khó khăn. Ví dụ, một số trang web thương mại điện tử không chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế. Một số khác đòi hỏi địa chỉ thanh toán của khách hàng và địa chỉ giao hàng là trong cùng một quốc gia.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các biểu tượng thanh toán tại chân hoặc ở góc trên bên phải của trang web, như ở các ví dụ sau đây:

Play.com.

Brand Neusense.

Thomas Pink.

Shoon.

7.  Liên kết với các mạng xã hội

Theo thống kê có gần 20% số mua hàng trực tuyến được thực hiện sau khi lướt qua các trang xã hội. Các trang web truyền thông xã hội như Facebook và Twitter là nơi truyền tải thông tin tốt nhất, nhanh nhất  về tất cả mọi thứ.

Hơn nữa, các tài khoản mạng xã hội mang lại cơ hội tuyệt vời cho việc tự quảng bá hình ảnh của website. Đây cũng là một kênh tốt để giữ khách hàng cập nhật những tin tức mới nhất hoặc tìm kiếm những khách hàng mới. Bạn có thể tìm thấy một số ví dụ thành công trong việc liên kết các website kinh doanh thời trang với mạng xã hội dưới đây:

Inkefx.

Nineteen 47.

Benetton.

Bass Pro Shops.

8.  Hỗ trọ nhanh qua điện thoại và chat online

Với mua sắm trực tuyến, người mua tương tác với người bán hàng qua mạng internet làm cho các giao dịch không còn bị ràng buộc về mặt địa lý. Tuy nhiên, khi quyết định lựa chọn một sản phẩm, hoặc xảy ra vấn đề gì đó, họ cần sự tư vấn của người khac. Đây là lý do vì sao các website kinh doanh thời trang cần thiết có một đội ngũ hỗ trợ cửa hàng, 24/7 đường dây nóng và chat online.

Còn gi tuyệt vời hơn khi mua hàng trực tuyến có kèm một dịch vụ giải quyết phần lớn các câu hỏi trước và sau bán hàng. Hơn nữa, người mua có thể truy cập trực tuyến ở bất cứ đâu, vào bất kỳ thời gian nào trong ngày.

FourEleven.

Lulu’s.

9.  Thẻ “Store Finder”

Nhiều khách hàng không hoàn toàn yên tâm khi đặt mua hàng trực tuyến, vì vậy một thẻ “Store finder” giúp khách hàng tìm kiếm vị trí cửa hàng sẽ là cần thiết. Họ có thể tìm kiếm vị trí của cửa hàng và chi nhánh gần nhất để xem và mua hàng trực tiếp.

Ở các website thời trang lớn, khách hàng thường tìm thấy thẻ “Store finder” ở góc trên hoặc dưới cùng của trang web. Nếu các cửa hàng có một mạng lưới thương mại điện tử rộng thì sẽ là cần thiết nếu nó có hộp tìm kiếm vị trí quốc gia, thành phố, mã zip hoặc tìm kiếm địa chỉ.

Next.

10.  Trustmarks – Biểu tượng tạo sự tin cậy

Trustmarks là những chứng chỉ, giải thưởng hoặc biểu tượng cho thấy một sự đảm bảo, chứng tỏ rằng bạn mua sắm ở trang web này là an toàn. Một số các trustmarks là các giải pháp mạng, McAfee,  Verisign,  BBB,  TRUSTe,  GeoTrust… Trustmark đóng một vai trò quan trọng trong sự tin tưởng của khách hàng với một phần tiền họ bỏ ra.

Tuy nhiên, với các thương hiệu lớn, có lẽ họ không cần đến trustmarks.

Rate this post
Chia sẻ
Từ khóa: Phân tích website

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước