Phương pháp làm hồi sinh nội dung blog cũ

Nếu bạn đã viết blog được một thời gian dài, ngay cả khi bạn chỉ xuất bản nội dung một lần một tuần, bạn sẽ không mất nhiều thời gian để tích lũy cả kho “nội dung cũ” trên site của mình. Một số nội dung hấp dẫn sẽ mang lại lưu lượng truy cập cho website thông qua Google Search, liên kết trên các trang web khác và lượng chia sẻ xã hội thường xuyên, vậy những nội dung còn lại thì sao?

 Nếu website của bạn sở hữu những bài viết cũ mà bạn nghĩ chúng có thể mang lại nhiều traffic hơn thế, đây chính là bài viết dành cho bạn. Ngoài ra bạn có thể tham các bài viết tại chuyên mục Blog Seo kinh nghiệm SEO SEO cơ bản để xác định được hướng đi tạo nội dung mới cho blog của bạn.

1. Tại sao phải hồi sinh nội dung blog cũ?

Trước tiên, đây không phải là việc cố gắng thu thập ngẫu nhiên những nội dung cũ cho website.

Khi chúng ta xây dựng bài viết cho blog của mình, hãy để nó trở thành một phần của chiến lược tiếp thị nội dung lớn hơn, đi kèm với những mục tiêu blogging cụ thể. Ví dụ, nếu sử dụng phương thức newsjacking, chúng ta sẽ cố gắng tạo ra những câu chuyện nội dung lớn hơn và gia tăng độc giả cũng như nhận thức thương hiệu một cách nhanh chóng, nhưng sau khi cơn lốc đó qua đi, bài viết có thể sẽ không bao giờ được người dùng đọc lại bởi vì lúc này nó đã là tin tức cũ.

Tuy nhiên nếu xây dựng những bài viết hướng dẫn “How to” chi tiết, mặc dù ban đầu chúng ta có thể gặp phải khó khăn khi thúc đẩy nội dung trên nhiều phương tiện truyền thông xã hội, nhưng kết quả sẽ ổn định về lâu dài và giúp website gia tăng lưu lượng truy cập khi người dùng tìm kiếm thông tin qua công cụ tìm kiếm.

2. Khi nào nên hồi sinh nội dung blog cũ?

Chỉ vì một bài viết đã xuất bản từ lâu và không nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng như bạn mong muốn, không có nghĩa nó là một ứng cử viên tốt cho quá trình làm mới này.

Thay vào đó, hãy chỉ lựa chọn đầu tư thời gian vào những bài viết trước đây mà bạn có lý do và bằng chứng thực sự để cần hồi sinh chúng.

Hãy bắt đầu với các số liệu nội bộ của riêng mình. Hãy nhìn vào đánh giá nội dung để xác định những bài viết nào đang nhận được ít lưu lượng truy cập nhất, và xem xét liệu bạn có muốn cập nhật chúng hay không. Nếu có thể, bạn hãy làm mới lại chúng.

Nếu không hứng thú với việc quay lại một chủ đề cụ thể vì lý do cá nhân hoặc do nó không còn phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn, hãy chuyển sang mảng nội dung tiếp theo.

Nếu bạn không thể nghĩ ra bất cứ điều gì khác mà mình có thể bàn luận hoặc bổ sung vào bài viết, hãy loại bỏ nó.

Tất nhiên, việc xác định có nên cập nhật bài viết nào đó hay không là hành động vô cùng quan trọng và cần thiết. Bài viết đó có nhận được bất kỳ sự quan tâm nào của người dùng khi bạn công bố và chia sẻ nó lần đầu tiên hay không? Nó có nhận được bất kỳ lưu lượng truy cập nào vào thời điểm hiện tại hay không? Lưu lượng truy cập tiềm năng mà nó có thể nhận được như thế nào?

Lúc này, bạn sẽ cần một chút kỹ thuật, bởi vì bạn phải tiến hành một số nghiên cứu từ khóa cơ bản. Hãy truy cập Google AdWords, đăng nhập bằng tài khoản Google, mở Google Keyword Planner. Ở đây, bạn cần thực hiện một số bước tìm kiếm lưu lượng truy cập từ khóa. Hãy sử dụng những từ khóa mô tả nội dung trên website của mình và người dùng mục tiêu để tìm kiếm nó.

3. Cách thức hồi sinh nội dung blog cũ?

Mặc dù mục tiêu cuối cùng là thu về lưu lượng truy cập nhiều hơn cho website trên công cụ tìm kiếm, nhưng cách thức thực hiện của tôi không hoàn toàn dựa trên quan điểm của SEO. Thay vào đó, tôi muốn tập trung cải thiện các bài viết để chúng trở nên tốt hơn và hấp dẫn hơn đối với người dùng tiềm năng, từ đó Google sẽ cảm thấy hứng thú với những nội dung làm mới này. Chỉ cần áp dụng một số thủ thuật SEO đơn giản là chúng ta có thể thu về lưu lượng truy cập cho webiste, nhưng nếu tôi không đầu tư công sức để cải tiến nội dung trở nên mạnh mẽ hơn, có thể người dùng tiềm năng sẽ không có bất kỳ ấn tượng nào với nó, Google cũng sẽ chú ý đến tỉ lệ bounce rate cao và thời gian lưu trang thấp trên website.

4. Tối ưu công cụ tìm kiếm

Chúng ta sẽ bắt đầu từ vấn đề tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO) bởi vì đây là yếu tố quan trọng, đặc biệt là phần nghiên cứu từ khóa. Bạn cần nhận thức những cụm từ nào được mọi người thực sự tìm kiếm và sử dụng để kết hợp chúng vào bài viết và các thẻ meta, thẻ hình ảnh của mình. Điều này có nghĩa là bạn cần thay đổi Tiêu đề bài viết (không thay đổi URL), bổ sung thêm các mục với header, v.v. Với tìm kiếm ngữ nghĩa, SEO hiện nay đã ít sử dụng các cụm từ cụ thể, và am hiểu rõ hơn ý định của người dùng để cung cấp những thông tin phù hợp nhất có thể cho họ.

Mặc dù Google và các công cụ tìm kiếm khác có xu hướng bỏ qua thẻ Meta “từ khóa”, điều đó không có nghĩa là bạn nên phớt lờ các thẻ meta này. Trong thực tế, hầu hết các bài viết đều được bổ sung thẻ meta, đặc biệt là thẻ mô tả. Thẻ này sẽ được hiển thị trong kết quả tìm kiếm, các nhà tiếp thị hiểu biết sẽ sử dụng nó để giúp website thu thập traffic từ công cụ tìm kiếm. Hãy sử dụng 200 ký tự để mô tả nhanh chóng bài viết và trình bày giá trị của bài viết.

5. Cập nhật thông tin

Cuối cùng, chúng ta cần tìm cách để cập nhật thông tin đã sử dụng trong bài viết. Thực tế đơn giản của việc cập nhật nội dung văn bản và truyền phát tín hiệu này đến Google có thể giúp ích cho thứ hạng của website.

Bất kỳ số liệu hoặc biểu đồ nào đều cần được cập nhật nguồn mới.

Bất kỳ thông tin khái quát, giáo dục hoặc kết luận nào mà chúng ta có thể bổ sung đều cần được xem xét. Mặc dù chúng ta không muốn bài viết của mình giống như Wikipedia, mục tiêu ở đây đó là biến chúng trở thành nguồn tài nguyên thực sự được người dùng liên kết, chia sẻ và truy cập trong một thời gian dài, điều này có nghĩa là nó cần cung cấp giá trị thực sự cho người dùng. Thông thường, những bài viết chia thành 2 đoạn ngắn sẽ không thực hiện được mục tiêu này. Nó có thể giống như việc bạn biến một bài blog post tiêu chuẩn thành “nội dung dài dòng”, vì vậy hãy chuẩn bị trước cho khả năng này.

Hãy bổ sung Ngày cập nhật khi chỉnh sửa nội dung, đặc biệt nếu bài viết đó đã hiển thị ngày đăng. Việc này khá quan trọng đối với những người dùng tiềm năng bởi vì thông qua đó họ có thể nhìn thấy sự quan tâm mà bài viết nhận được gần đây.

6. Hình ảnh mới

Nếu bài viết không chứa hình ảnh chính thu hút, hãy bắt đầu từ khía cạnh này. Mỗi blog post đều cần chứa hình ảnh, vì nó đại diện cho bài viết trên mạng xã hội và các địa chỉ khác, nó sẽ cung cấp cơ hội SEO bổ sung thông qua việc sử dụng từ khoá. Hãy nắm bắt cơ hội này để đảm bảo hình ảnh chính của bài viết hiển thị hoàn hảo trên Pinterest và Google+ bằng cách chèn text vào hình ảnh và đừng quên sử dụng thẻ tiêu đề, thẻ Alt và thẻ mô tả có sử dụng từ khóa.

Tiếp theo, hãy tìm kiếm cơ hội để bổ sung hình ảnh hoặc cập nhật mới trong nội dung bài viết. Bạn có thể sử dụng ảnh chụp màn hình hoặc hình ảnh khác hay không? Những hình ảnh tồn tại trên website đều chưa hết hạn chứ? Hãy nhớ, đừng thêm hình ảnh chỉ vì lợi ích của nó, hãy nghĩ về cách bạn có thể gia tăng giá trị cho bài viết.

7. Truyền thông đa phương tiện (Rich Media)

Bạn có thể nhúng video hoặc slideshows vào nội dung không? Hãy xem xét đặt lại mục tiêu nội dung, sau đó cho tất cả mọi thứ vào trong cùng một bài viết:

–        Tạo bài thuyết trình về những vấn đề chính và tải lên SlideShare.

–        Tạo video chạy slideshow với giọng đọc lồng tiếng của riêng bạn.

–        Tạo podcast cho bài viết.

–        Tạo video dành cho Vine hoặc Instagram để làm nổi bật ba luận điểm chính của bài viết.

–        Tạo hình ảnh mới để kéo trích dẫn ra khỏi bài viết.

Bạn cũng có thể nhúng bài viết trên tweet hay Google+.

8. Lượng chia sẻ trên truyền thông xã hội

Một khi bạn đã đầu tư thời gian để cập nhật bài viết của mình, hãy cố gắng quảng bá nó một lần nữa.

Cũng giống như bất kỳ nội dung evergreen nào, có thể những followers mới nhất không xuất hiện khi bạn chia sẻ bài viết gốc ban đầu. Tuy nhiên nếu bạn cập nhật lại nội dung đó, hãy làm sao để cả những người đã đọc version gốc cũng cảm thấy phải ấn tượng và đánh giá cao nó.

Quan trọng hơn, đây còn là cơ hội để bạn có thể chia sẻ bài viết theo cách mà mình chưa từng thực hiện trước đó. Hãy chia sẻ những hình ảnh tuyệt vời mà bạn đã tạo ra dưới dạng ảnh full, đi kèm với lời giới thiệu hấp dẫn. Bạn cũng có thể pin một hoặc hai hình ảnh mới khác lên mạng xã hội Pinterest. Lượng tweet trên Twitter và lượng chia sẻ trên Facebook sẽ giúp thúc đẩy nội dung giống như nó là một bài viết hoàn toàn mới.

Lúc này, bạn không chỉ thu về hàng tá traffic cho website, tạo ra lượng click liên tục cho bài viết từ số lượt chia sẻ và repin của người khác, mà còn có thể phát đi tín hiệu xã hội mạnh mẽ để Google quan tâm đến nội dung cũ này, từ đó giúp nó gia tăng thứ hạng cao hơn trên trang SERPs.

9. Tham khảo bài viết đã cập nhật trên các Blogs mới

Cuối cùng, khi có thể, hãy tham khảo những bài blog posts cũ, chưa được cập nhật trong các bài viết mới mà bạn đang xây dựng. Đây là lý do tại sao quá trình lựa chọn bài viết cụ thể để cập nhật lại quan trọng đến vậy. Nếu chúng vẫn phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp, thì việc tham khảo chúng trong các bài viết mới có thể trở nên dễ dàng, đồng thời cung cấp nhiều giá trị và sự quan tâm hơn nữa đến độc giả.

10. Giám sát hoạt động của Blog

Phát triển kho lưu trữ blog posts phong phú để luôn luôn thu hút người dùng mới và khách hàng tiềm năng cho website nên là một trong những ưu tiên hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào coi trọng vấn đề tiếp thị nội dung. Vì vậy, thay vì để một bài viết cũ dần dần đi vào quên lãng, các nhà tiếp thị thông minh sẽ liên tục theo dõi nhịp vận động của blog mình và thực hiện mọi thứ có thể để hồi sinh những bài viết cũ đó. Bạn có thể tham khảo thêm 6 Thủ thuật dọn dẹp blog sports cũ và gia tăng thứ hạng cho website của bạn trên google

Xuân Trung

Rate this post
Chia sẻ
Từ khóa: Chiến lược SEO

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước