Danh mục: Google SEO

Google Hummingbird : Cách tiếp thị nội dung thân thiện

Việc tái thiết thuật toán Hummingbird của Google trong thời gian gần đây đã trở thành một chủ đề nóng hổi, được người dùng quan tâm. Hàng trăm các blog posts và bài viết đã phân tích định nghĩa chính xác của thuật toán này, lý do tại sao nó lại được thiết kế, và cách điều chỉnh báo cáo cũng như những mong đợi của khách hàng khi từ khoá không đúng như những gì họ đang tìm kiếm.

Thay vì chỉnh sửa ý tưởng của người khác hay cố gắng dò dẫm ra định nghĩa thuật toán Hummingbird là gì, bài viết này sẽ đi sâu miêu tả một số nội dung được coi là thân thiện với thuật toán Hummingbird. Thực tế, nếu bạn tuân theo những chỉ dẫn của Google và tập trung tạo ra những nội dung chất lượng, thì bạn sẽ không phải lo lắng điều gì cả.

Các loại nội dung thân thiện với Hummingbird

Không phải tất cả nội dung chất lượng đều được tạo ra như nhau. Nếu bạn dự định xây dựng những bài viết nổi bật chỉ xoay quanh các sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu mình, hoặc những mục tiêu tư lợi khác, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang tự hạn chế bản thân mình.

Mặt khác, ngay cả những nội dung phản ánh thực tế và được dày công tạo dựng cũng có thể làm giảm thứ hạng của website. Nếu Google thực sự đánh giá chất lượng nội dung dựa trên ý định và bối cảnh tìm kiếm của người dùng, thì những loại nội dung cụ thể sau đây sẽ phù hợp hơn cả. Hãy cùng điểm qua đó là những loại nội dung nào nhé.

1. Nội dung Evergreen

“Evergreen” dùng để chỉ nội dung không có thời hạn sử dụng hoặc ngày hết hạn. Trong khi tin tức nổi bật chỉ dành được sự quan tâm nhất thời của người dùng thì nội dung Evergreen có thể cung cấp thông tin liên quan cho người tìm kiếm online trong tương lai.

Ưu điểm của nội dung Evergreen đó là nó sẽ ngày càng phát triển mức độ tin tưởng, thứ hạng, và lưu lượng truy cập của website theo thời gian. Bạn sẽ biết được thời điểm mình tạo ra một nội dung evergreen thông qua các số liệu thống kê. Nếu bạn có nội dung phát triển, hãy luôn cập nhật nó trên cùng một URL hoặc chuyển hướng đến phiên bản cập nhật của trang web đó. Loại nội dung này giúp thu về liên kết, cung cấp giá trị thực sự và giúp bạn tập trung vào những mục tiêu mà mình đang tìm kiếm cho website.

Quan trọng hơn, nội dung Evergreen giúp Google dễ dàng đánh giá thứ hạng website dựa trên ngữ cảnh tìm kiếm của người dùng. Nhiều nội dung có thứ hạng tốt trong thời gian dài đã được Google thu thập nhiều lần. Ngoài ra, do sự chỉnh sửa và cải thiện liên tục của các thuật toán nên những nội dung tương tự như này chính là cơ hội vàng để website có thể duy trì khả năng hiển thị với những mục tiêu mới nhất của thuật toán Hummingbird.

2. Nội dung mang tính giáo dục

Mục tiêu của Hummingbird đó là xếp hạng cho những nội dung liên quan đến truy vấn tìm kiếm tự nhiên của người dùng, trong đó nội dung mang tính giáo dục “How to” chính là nhân tố hợp lý trước tiên.

Khi xây dựng nội dung này, bạn phải đảm bảo không được xáo trộn những truy vấn liên quan bằng cách sử dụng quá nhiều thuật ngữ hoặc những tiêu đề tối nghĩa. Hãy xem xét hai dòng chủ đề tiềm năng sau đây trong một bài đăng blog:

–         “Súng cao su và quỹ đạo bay: Những thử nghiệm về khoảng cách.”

–         “Làm thế nào để chế tạo súng cao su có khả năng sát thương từ những đồ gia dụng phổ biến.”

Hai dòng chủ đề này có thể dễ dàng trở thành tiêu đề của cùng một bài viết blog post hoặc hai bài viết hoàn toàn khác biệt. Bây giờ hãy nghĩ về thuật toán Hummingbird – trong 2 tiêu đề trên, tiêu đề nào sẽ phù hợp nhất với câu hỏi của chủ đề?

Ngay cả những thuật toán tiên tiến nhất cũng khó lòng có thể nhận ra sự phù hợp giữa tiêu đề “Làm cách nào tôi có thể xây dựng …” và “Làm cách nào để xây dựng …”. Chắc chắn, Google đang ngày càng thông minh hơn trong việc tìm ra các chi tiết nhỏ nhất, nhưng nó không có nghĩa là bạn không nên cung cấp những yếu tố phù hợp, dễ dàng nhận diện, giống như cách bạn từng cung cấp từ khóa cho các công cụ tìm kiếm để website của mình được xếp hạng cho những từ khóa đó.

Hãy suy nghĩ về những nội dung giáo dục có ý nghĩa nhất đối với doanh nghiệp, website của mình, sau đó hãy sử dụng tiêu đề rõ ràng nhất có thể, có như vậy bạn mới có thể gia tăng lợi thế cho nội dung trong thứ hạng tìm kiếm trên SERP.

3. Những câu hỏi thường gặp (FAQ)

Mặc dù giá trị tổng thể của các trang FAQ là câu hỏi còn bỏ ngỏ từ lâu, tuy nhiên nếu được quản lý hiệu quả thì chúng vẫn mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Xét cho cùng, truy vấn phù hợp nhất với nội dung đã được giải thích rõ ràng ngay trên trang này.

Tuy nhiên, theo truyền thống các trang FAQ không phải được xây dựng để tối ưu tìm kiếm ngữ nghĩa và thuật toán Hummingbird. Tại sao lại như vậy? Lý do là:

–         Chúng thường tập trung vào những câu hỏi cụ thể liên quan đến doanh nghiệp.

–         Tất cả chúng thường đại diện cho một trang web riêng lẻ có chứa cả một danh sách dài những câu hỏi và câu trả lời.

–         Các trang FAQ thường không mang lại những liên kết tự nhiên

Nói cách khác, một trang FAQ điển hình có nhiều khả năng được xếp hạng vì có những câu hỏi liên quan đến doanh nghiệp chứ không phải là nội dung của bất kỳ câu hỏi nào trên đó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có cách để giải quyết vấn đề này.

Khi xây dựng trang FAQ, hãy tạo ra một trang web hoặc blog post riêng biệt có thể trả lời mỗi câu hỏi, sau đó liên kết trực tiếp đến trang hoặc bài viết đó bằng cách sử dụng chính câu hỏi như một anchor text. Việc này không chỉ cung cấp cho bạn một trang chuyên dụng có thể được công cụ tìm kiếm xếp hạng dành cho các truy vấn tìm kiếm của người dùng, mà nó còn cho phép triển khai một liên kết nội bộ có anchor text phong phú.

4. Vấn đề/ giải pháp

Bên cạnh những cách thức đã đề cập ở trên, doanh nghiệp còn có thể áp dụng dạng mẫu vấn đề/ giải pháp. Trong loại  nội dung này, quan trọng là bạn cần phải giải thích vấn đề thật rõ ràng, súc tích. Nó sẽ giúp tạo ra bối cảnh để Google có thể kết nối các truy vấn phù hợp với những giải pháp mà bạn đã giải thích trong tài liệu của mình.

Ngoài vấn đề, giải pháp cũng có thể hữu ích trong việc xem xét yếu tố tương thích về ngữ nghĩa. Nếu giải pháp đề cập đến những lợi ích và đối tượng mà nó hướng đến, nó có thể cung cấp thêm bối cảnh để Google có thể xem xét và lựa chọn.

5. Case studies (Nghiên cứu trường hợp)

Mặc dù các case studies chủ yếu tập trung vào câu chuyện thành công của một số phương pháp tiếp thị dành cho sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó, nhưng nó cũng có thể đảm nhận vai trò kép. Khi phác thảo case studies, hãy sử dụng dạng mẫu tiêu chuẩn bao gồm tình huống (vấn đề), giải pháp, kết quả hoặc tỉ lệ ROI.

Hãy chú ý đến thuật toán Hummingbird, bạn có thể đào sâu hơn nữa vào viễn cảnh tổng thể. Ví dụ, thay vì đưa ra một giải pháp chung chung cho vấn đề A, bạn có thể trình bày cách thức giúp đỡ các ngành công nghiệp cụ thể hoặc người tiêu dùng sản phẩm. Đồng thời, bạn phải trả lời câu hỏi tại sao vấn đề đó lại cần phải giải quyết ngay từ đầu bằng cách thu thập thông tin kết quả hoặc tỉ lệ ROI nếu có.

6. Nội dung xã hội/ lan truyền

Mặc dù vẫn còn đang trong quá trình xây dựng và phát triển, tuy nhiên rõ ràng Hummingbird là một bước tiến trên con đường tìm hiểu các tín hiệu xã hội của chiến dịch SEO. Bạn sẽ không phải ngạc nhiên với nội dung này nếu đã tuân theo những quy định của Google trong 2-3 năm qua. Gã khổng lồ tìm kiếm đã tuyên bố rằng hãng sẽ tìm ra cách thức để phân tích các tín hiệu xã hội.

Điều này có nghĩa là gì? Những phản hồi bạn nhận được cho nội dung mình đăng tải trên mạng xã hội sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị của nội dung đó. Bạn có thể đo lường chúng thông qua số lượt chia sẻ, bình luận, số lượt like hoặc +1, v.v.

Nếu bạn đang quảng bá các kỹ thuật spam tiếp thị nội trên mạng xã hội, hãy đánh giá lại hành vi của mình ngay từ bây giờ. Quá trình này có thể kéo dài hàng tháng thậm chí hàng năm trước khi Google đưa ra cách thức xử lý các tín hiệu xã hội. Đừng chờ đợi cho đến khi bạn và website của mình bị gã khổng lồ tìm kiếm đưa ra hình phạt, lúc đó có thể đã quá muộn rồi nhé. Có thể bài viết 7 xu hướng tiếp thị nội dung 2014 sẽ giúp ích cho bạn.

7. Những lời khuyên hàng đầu

Những lời khuyên như này thường mô tả những nội dung mà chúng ta nhìn thấy trên blog trong một khoảng thời gian dài. Lướt qua mạng xã hội Twitter, chúng ta có thể nhận ra loại bài viết kiểu như  “Top 3 giải pháp…” hay “4 chiến thuật tiếp thị cần tránh”.

Loại nội dung này về cơ bản nó chính là sự vay mượn của dạng mẫu Q&A. Thay vì chỉ đề cập đến những yếu tố cần tránh, hãy tập trung tiêu đề vào những lý do thực sự cần phải áp dụng hoặc tránh sử dụng những hành động đề xuất.

Như trong ví dụ trên, chúng ta có thể thử một tiêu đề kiểu như “4 thủ thuật tiếp thị có thể làm giảm lượng khách hàng của doanh nghiệp”. Sau khi đọc bài viết, người đọc sẽ dễ dàng suy đoán rằng cách tốt nhất đó là tránh sử dụng những chiến thuật đó.

8. Phân tích chuyên sâu

Đầu năm nay, Google đã tuyên bố hãng sẽ tập trung vào những bài viết chuyên sâu, biến nó trở thành trọng tâm của hãng. Tôi đã nhìn thấy điều này thông qua những bài viết đăng trên blog của mình, những nội dung khác như nghiên cứu và phân tích chi tiết sẽ hoạt động tốt đối với mục đích SEO.

Dữ liệu luôn luôn là cách thức tuyệt vời để thu hút sự chú ý của người dùng và thu về những liên kết tự nhiên. Điều đó vẫn luôn luôn đúng trong thời điểm hiện nay.

Loại nội dung này gần như luôn luôn đưa ra giải đáp cho những câu hỏi, hoặc ít nhất là cũng rút ra một kết luận sâu sắc nào đó. Bất kể bạn thích sử dụng cách tiếp cận nào đi chăng nữa thì kết quả cuối cùng đều như nhau – dữ liệu và các phân tích chuyên sâu sẽ có thể giải đáp những câu hỏi chưa có lời giải.

Bạn có thể tiến hành khảo sát, đồng hóa dữ liệu từ các nguồn khác nhau, hoặc cung cấp thông tin về các thử nghiệm bạn trực tiếp tham gia. Tất cả những hành động này sẽ tạo ra các câu trả lời mới mẻ cho những tồn tại hiện có. Đây chính là loại nội dung được Hummingbird ủng hộ.

Tóm tắt

Trọng điểm của bài viết này đó là hãy luôn luôn tạo ra những nội dung chất lượng, và bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về cách thức cung cấp bối cảnh để giúp Google có thể đưa ra được đánh giá thứ hạng tốt hơn cho website đối với những câu hỏi mở của người dùng. Tất nhiên, khi các tín hiệu xã hội phát triển, chúng ta sẽ nhìn thấy một loạt các khuyến nghị mới mẻ có thể áp dụng.

Cho đến thời điểm hiện tại, hãy chắc chắn tất cả nội dung ban đầu của bạn có đi kèm với Author Markup, và chú ý hơn đến mạng xã hội nếu doanh nghiệp của bạn chưa thực hiện điều đó. Hai khía cạnh này mặc dù chưa là yếu tố chủ chốt trong thuật toán đánh giá của Google, nhưng chúng sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai không xa tới đây.

Biên tập và dịch thuật: Xuân Trung

Rate this post
Chia sẻ
Từ khóa: google hummingbird

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước