Hướng dẫn SEO trên cấp độ trang (Page-Level) – Phần 3

Trong loạt bài hướng dẫn về SEO trên cấp độ trang web, chúng ta đã tìm hiểu tổng quan về tối ưu công cụ tìm kiếm trên cấp độ trang, với việc tập trung nhấn mạnh vào tính thích hợp và trải nghiệm người dùng.

Sau đó, trong phần 2, chúng ta cũng đã đi sâu vào một số nghiên cứu từ khóa đơn giản, phân đoạn các thuật ngữ chủ đề với thuật ngữ rao bán, và cách thức kết hợp các cụm từ này trong bản sao trang web.

Trong phần cuối cùng này, chúng ta sẽ thảo luận về những vấn đề sau:

–         Dữ liệu thẻ meta Facebook Open Graph và Twitter Card.

–         Dữ liệu và Schema cấu trúc

–         Video, hình ảnh và sitemaps cho chúng

–         Breadcrumbs, liên kết chéo (cross-linking), và liên kết ngoài (external links)

–         Tiếp thị nội dung và phương thức tiếp cận người ảnh hưởng

Hiện tại, bản sao trang web của bạn đã tuyệt vời, và có thể danh sách (listing) cũng đang xuất hiện đâu đótrên trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm Google. Thẻ tiêu đề HTML và meta descriptions trên website của bạn có thể vượt mặt đối thủ cạnh tranh về lưu lượng click (CTR). Việc sử dụng các từ khóa được tìm kiếm thường xuyên sẽ giúp bạn nắm bắt các truy vấn long-tail, giải quyết ý định của người dùng, và không phải lo lắng về các từ khóa cạnh tranh.

Mục tiêu bây giờ đó là cung cấp ngày càng nhiều những nội dung độc đáo và sáng tạo để thực sự làm cho trang web của mình nổi bật với người dùng và các trình thu thập web.

1. Thẻ meta Facebook Open Graph và Twitter Cards

Bổ sung hai thẻ này vào trang web thực sự rất đơn giản, chúng có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ CTR của trang. Công cụ tìm kiếm cũng có thể đọc hiểu và lập danh mục 2 thẻ này, bằng chứng là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tiêu đề sử dụng thẻ Open Graph trong kết quả tìm kiếm Google.

Gần đây, chúng ta cũng nghe nói bổ sung thông tin địa chỉ vào 2 thẻ này có thể tạo ra sự khác biệt trong kết quả tìm kiếm trên Facebook và Twitter cho doanh nghiệp địa phương.

Đối với người dùng WordPress, họ có thể lựa chọn hàng tá các plugin. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều khá hài lòng với “WordPress SEO plugin by Yoast” (plugin WordPress SEO do đội ngũ Yoast tạo ra), chúng có đi kèm với thẻ Open Graph và Twitter.

Đối với những người dùng còn lại, chúng ta chỉ cần thêm các thẻ phù hợp với phần HEAD của tài liệu HTML. Nếu làm đúng, bạn có thể toàn quyền kiểm soát nội dung hiển thị cho người dùng trên Twitter và Facebook khi liên kết được dán vào mục đăng trạng thái.

Ví dụ về các thẻ Facebook Open Graph:

2. Dữ liệu cấu trúc và schema

Mặc dù nghe tiêu đề chúng ta thấy có vẻ khó khăn, tuy nhiên, thêm code bổ trợ vào trang web lại khá đơn giản. Trong thực tế, tôi không bao giờ thêm dữ liệu cấu trúc bằng phương pháp thủ công, tôi luôn luôn sử dụng công cụ hoặc kỹ thuật thay thế/ copy/ paste trực tiếp.  

Mục đích của dữ liệu cấu trúc đó là cung cấp thông tin bổ sung về những gì chúng ta sẽ hiển thị trên trang web cho các trình thu thập của công cụ tìm kiếm. Tại sao lại như vậy? Do các trình thu thập web sẽ thu thập thông tin này để tạo ra cơ sở dữ liệu khổng lồ nhằm giúp mọi người tìm thấy những nội dung họ mong muốn, không chỉ thông qua từ khóa, mà còn theo danh mục và chủ đề có thể chứa các từ khóa này.

Đối với SEOer, chúng ta thích dữ liệu cấu trúc vì những snippets do code bổ sung này tạo ra có thể giúp tăng tỷ lệ người tìm kiếm click vào danh sách của trang web mình, một tín hiệu về hành vi người dùng thực sự có thể ảnh hưởng đến thứ hạng dài hạn của website.

Dữ liệu cấu trúc có thể được áp dụng cho tất cả các trang web riêng lẻ, ngay cả khi trang web chỉ là một bài viết.

Những dữ liệu cấu trúc bạn có thể nhìn thấy trong kết quả tìm kiếm, bao gồm:

–         Event venues (Địa điểm tổ chức sự kiện) – hiển thị theo nhiều hàng chứa các sự kiện sắp tới trong kết quả tìm kiếm.

–         Video thumbnails (Hình nhỏ của video) – mặc dù chúng thường xuất hiện ở vị trí 3-9 trong kết quả tìm kiếm.

–         Ratings (Đánh giá) – chứa các ngôi sao khá nhỏ để đề xuất (hoặc không đề xuất) một doanh nghiệp địa phương nào đó.

Schema.org cung cấp code được các webmasters và phần lớn các công cụ tìm kiếm ưu tiên, bởi vì công nghệ RDFa có thể sẽ không còn được hỗ trợ trong tương lai gần do tất cả các công cụ tìm kiếm không chấp nhận nó.

Quá trình tìm kiếm đơn giản cụm từ “schema generator – chương trình tạo schema” trên Google sẽ cung cấp cho bạn một loạt các công cụ giúp thực hiện nhiệm vụ bằng cách thêm mã này.

3. Videos, hình ảnh và Sitemaps cho chúng

Giả sử bạn đang tiếp cận rất gần với đối thủ cạnh tranh cho vị trí hàng đầu trong kết quả tìm kiếm trên Google cho một sản phẩm, danh mục hoặc dịch vụ cụ thể. Nội dung theo ngữ cảnh và dữ liệu cấu trúc được tối ưu như nhau. Trang web của bạn góp mặt trong tất cả các thư mục ngành với chỉ số PR bằng nhau. Cả thẻ meta mô tả và thẻ tiêu đề của trang đều đang tạo ra 18% tỉ lệ CTR (theo Webmaster Tools).  

Vậy làm thế nào để bạn có thể tiến lên vượt qua đối thủ cạnh tranh? Đơn giản, bạn chỉ cần thêm yếu tố truyền thông vào đó.

Để người dùng truy cập trang web của bạn, không quay lại trang SERPs, website cần chứa yếu tố trực quan nào đó có thể khiến họ chú ý. Vậy còn gì tốt hơn hình ảnh, video HD?

Nhiều SEOer từng gặp trường hợp tỉ lệ bounce rates của website mình đạt mức thấp đáng kể do sử dụng các video chất lượng trong nội dung tối ưu cho từ khóa. Hãy hiển thị những hình ảnh đầy ấn tượng để thu hút người dùng, khiến họ bỏ thời gian xem video chi tiết trên website phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm của mình (hãy nghĩ đến ý định người dùng và thuật toán Google Hummingbird).

Hai schemas bạn có thể bổ sung để tăng cường tỉ lệ CTR vượt trên con số 18% đó là schema.org/VideoObject và schema.org/image. Danh sách nào mà bạn nghĩ sẽ nhận được lượng click nhiều hơn trong ví dụ dưới đây?

Bổ sung: Thu về traffic bổ sung từ tìm kiếm hình ảnh và video

Bằng cách tối ưu hình ảnh và video để có vị trí cao hơn trong tìm kiếm Google Hình ảnh, Google Video (và các công cụ khác), bạn không chỉ phải cung cấp nhiều nội dung độc đáo hơn so với các đối thủ cạnh tranh, mà còn phải thu về lượng click từ tìm kiếm truyền thông xã hội. Pinterest sẽ không tồn tại nếu mọi người không tìm kiếm hình ảnh của sản phẩm hoặc những nội dung khác.

4. Breadcrumbs, liên kết chéo (Cross-Linking), và liên kết bên ngoài (External Links)

Một trong những cách Google đang làm sạch kết quả tìm kiếm của mình đó là loại bỏ những nội dung kém chất lượng (sử dụng Google Panda). Bạn có biết những trang web mà một số spammer SEO tạo ra bằng cách sắp đặt nội dung từ những nhà môi giới nội dung ngẫu nhiên dựa trên Google Trends?

Sau đó, những SEOer lười biếng sẽ bổ sung nội dung (thường là 5-10 đoạn văn nhàm chán) trên một số blog chủ đề, tối ưu thẻ tiêu đề và meta mô tả, và thu về hàng ngàn đô la doanh thu trên Google AdSense trong vòng 6-12 tháng tới.

Đó không phải là những gì Google muốn cung cấp cho người sử dụng.

Thay vào đó, Google (và các công cụ tìm kiếm khác) thực sự muốn giúp người dùng tìm thấy những nội dung họ có ý định tìm kiếm (thông qua Google Hummingbird), điều này có nghĩa là bạn cần đảm bảo nội dung của mình “hữu ích” cho người dùng thông qua lượt đề cập, chia sẻ, đề xuất xã hội, và liên kết đến những website ngoài.

Bằng cách sử dụng breadcrumbs, chúng ta có thể lập tức cung cấp cho người dùng cách thức tìm kiếm nội dung bổ sung thông qua liên kết với chủ đề chính trên tất cả những trang web con. Chúng ta cũng phân phối PageRank nhiều hơn cho những trang chính tương ứng. Hãy bổ sung schema.org/breadcrumb markup để nội dung và danh mục nội dung trên website trở nên cụ thể hơn.

Bằng cách sử dụng nội dung liên kết chéo trong cùng danh mục hoặc trang web chính, chúng ta cho phép người dùng khám phá và click vào những nội dung liên quan khác (thay vì để người dùng nhanh chóng quay trở lại trang kết quả trên công cụ tìm kiếm).

Liên kết vẫn là một hướng đi quan trọng cho các công cụ tìm kiếm và trình thu thập web để chúng có thể tìm hiểu, lập danh mục, và cho điểm nội dung trên trang. Đừng lạm dụng nó, nhưng chắc chắn bạn cần đảm bảo Google có thể thu thập nội dung của bạn thông qua breadcrumbs, liên kết nội bộ, và các liên kết bên ngoài từ hành vi người dùng hữu cơ/ xác thực.

5. Tiếp thị nội dung và cách pháp tiếp cận nhân vật có sức ảnh hưởng

Khi khách truy cập liên kết đến một “trang web bán hàng”, chẳng hạn như trang chi tiết sản phẩm hoặc trang nội dung tối ưu từ khóa “luật sư chuyên về mảng tai nạn xe tải”, nó có vẻ gì đó không tự nhiên.

Trong thực tế, đối thủ cạnh tranh sẽ báo cáo các liên kết đáng ngờ cho công cụ tìm kiếm mỗi ngày, do đó, bạn có thể tập trung vào những nội dung thực sự hữu ích với người dùng.

Đó chính là tiếp thị nội dung. Hãy thu về PageRank thông qua nội dung hữu ích mà đối thủ cạnh tranh không bao giờ đầu tư vào đó, bởi vì họ chỉ muốn bán chúng, chứ không phải cung cấp kết quả hữu ích cho người tìm kiếm.

Nếu trang web của bạn là nguồn tài nguyên uy tín thực sự đề cập tới một chủ đề cụ thể, các nhà nghiên cứu, sinh viên, và các đồng nghiệp trong ngành sẽ thường xuyên đánh dấu và tham khảo (liên kết) nội dung của bạn.

Khi các công cụ tìm kiếm nhìn thấy sự phát triển tự nhiên trong tài liệu tham khảo, nó sẽ suy ra rằng trang web của bạn là một nguồn cung tốt nhất về chủ đề liên quan, từ đó thứ hạng của trang cũng sẽ được cải thiện.

Cách thức tạo ra nội dung tốt nhất? Tầm quan trọng của những nhân vật có sức ảnh hưởng.

Đừng trở thành gã khờ khi trả tiền cho một bên thứ ba để xây dựng mối quan hệ giúp bạn.

Thay vào đó, hãy là người chủ động tiếp cận với những cá nhân có tầm ảnh hưởng để giúp bạn xây dựng nội dung thực sự hữu ích và cần thiết cho ngành của mình. Hãy để những người này tham gia vào dự án khi mà đóng góp của họ sẽ được cộng đồng tin tưởng.

Bạn chỉ cần nhớ hãy xây dựng nội dung xác thực. Nếu có thể, hãy bắt đầu một cuộc trò chuyện điện thoại trước tiên, sau đó mời họ dùng cơm. Hãy là một cá nhân dự bị và đóng góp những gì bạn có được vào sáng kiến tích cực của nhân vật ảnh hưởng đó.

Hãy khiến nhân vật có tầm ảnh hưởng đó tin tưởng và tôn trọng bạn, có như vậy họ mới hỗ trợ bạn mãi mãi.

Bây giờ hãy thực hiện phép toán sau:

5 nhân vật có ảnh hưởng tham gia vào một nghiên cứu

+ 700.000 người theo dõi và đăng ký được liên kết trong nội dung

+ 1 bài viết nội dung tuyệt vời được xuất bản mỗi tháng

____________________________________

= Một loạt khả năng hiển thị, chia sẻ, giới thiệu và backlinks

Cách tiếp cận này sẽ giúp trang web của bạn tránh khỏi sự nhàm chán trong con mắt của công cụ tìm kiếm.

Ngay cả khi bạn có thể xây dựng một nội dung vào mỗi quý thay vì mỗi tháng, bạn cũng có thể vượt mặt đối thủ cạnh tranh. Chỉ cần tránh những điều sau đây trên các trang tiếp thị nội dung cụ thể:

–         Bán hàng – không bao giờ rao bán trên bài viết tiếp thị nội dung

–         Quảng cáo trên Sidebars và banner – tránh làm người dùng xao lãng nội dung trên trang.

–         Không đủ hình ảnh và ví dụ (cho chia sẻ trên Pinterest, Facebook, và Google+)

–         Không đủ tài liệu tham khảo cho các website bên ngoài – hãy tạo dựng uy tín ở những vị trí xứng đáng.

–         Không đủ mức độ tham gia của người dùng – hãy nghĩ đến các cuộc khảo sát, thăm dò, các câu đố, khả năng bình luận.

–         Không đủ cách thức chia sẻ nội dung – hãy sử dụng các nút đề xuất này!

6. Trang web tối ưu – Sản phẩm hoàn thiện

Bạn đã tìm ra chính xác những gì người dùng mục tiêu mong muốn (ngoài các từ khóa). Bạn đã thiết kế trang web để nó trở nên hữu ích và có lợi cho người dùng theo mọi cách có thể. Bạn đã tìm ra các từ khóa tốt nhất dựa trên dữ liệu thực tế mà mình có thể truy cập. Bạn đang cung cấp cho người dùng những nội dung đa dạng hơn so với đối thủ cạnh tranh, ví dụ như hình ảnh, video, và liên kết đến những nội dung khác mà họ quan tâm.

Cùng với đó, bạn cũng đang cung cấp dữ liệu cấu trúc cho các công cụ tìm kiếm, cung cấp hình thu nhỏ để người dùng có thể nhận diện trực quan những nội dung liên quan, củng cố trải nghiệm của trình thu thập web bằng cách cải thiện mối quan hệ của nội dung chính/ nội dung con sử dụng breadcrumbs.

Bây giờ, trang web của bạn đã được tối ưu cho người dùng và cho cả các công cụ tìm kiếm.

Xem thêm : Phần 1 Hướng dẫn seo trên cấp độ trang page-level

Hãy chia sẻ với chúng tôi những trải nghiệm của bạn sau khi thực hiện những lời khuyên trong loạt bài này trong mục bình luận dưới đây. 

Xuân Trung

Rate this post
Chia sẻ

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước