Cách thức xếp hạng website của các công cụ tìm kiếm – Phần1

Bộ máy tìm kiếm xếp hạng website dựa vào yếu tố nào? Trước đây, đã từng có thời từ khóa là yếu tố quan trọng nhất đối với các công cụ tìm kiếm, chúng chỉ nhìn vào các từ khóa được nhập để trả về kết quả hiển thị cho người dùng. Nhưng ngày nay, bộ máy tìm kiếm ngày càng thông minh hơn. Bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề cách thức xếp hạng website của các công cụ tìm kiếm.

Đúng vậy, từ khóa trên trang web đóng vai trò quan trọng, nhưng số lượng từ nhiều hơn vẫn tốt hơn là không có từ nào, các công cụ tìm kiếm sẽ dựa vào đó để dễ dàng nhận diện khái niệm của một trang web hay một website. Vậy các công cụ tìm kiếm sẽ tìm kiếm như thế nào? Xem thêm tại: Các công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?.  Điều này giúp trang/ website truyền tải kết quả hiện thị tốt hơn trong thế giới cá nhân hóa như hiện nay. 

 

Mục tiêu của bài viết này là cung cấp cho bạn những khái niệm căn bản được sử dụng trong công cụ tìm kiếm hiện đại, chứ không phải là hướng dẫn phương pháp sử dụng Google, Bing. Đây chỉ là điểm khởi đầu để bạn có thể bao quát rõ hơn về những gì mình sẽ dấn thân khám phá tới đây.

Thu thập trang/ website “hoang dã”

Như đã đề cập ở trên, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểm những yếu tố đóng góp vào quá trình xếp hạng trang web hay website, nhưng bạn sẽ không thể hiểu được quá trình này nếu không nắm rõ yếu tố nào cấu thành nên trang. Có hai yếu tố rõ ràng ở đây đó là:

• Crawling: Khả năng công cụ tìm kiếm thu thập thông tin của website

• Indexing: Công cụ tìm kiếm lập chỉ mục cho các trang web phù hợp.

Ngày nay, hầu hết hai công đoạn này đều được công cụ tự động của các công cụ tìm kiếm chủ yếu xử lý, ít nhất là để các công cụ này biết trang web của bạn có tồn tại.

Chỉ có mức độ và chiều sâu của quá trình crawling và index website là không hoàn toàn rõ ràng. Điều này thường do một số yếu tố nội tại bên trong và bên ngoài website gây ra, thời gian tới chúng ta cần phải tìm hiểu ngay vấn đề này.

Những tín hiệu lý giải

Dấu hiệu đầu tiên, tôi thấy rất lạ là mọi người thường bàn tán thường xuyên về những thuật ngữ của thế giới SEO nhưng lại thường xuyên hiểu sai về chúng.

Công cụ tìm kiếm có thể sử dụng tín hiệu trong nhiều trường hợp (không chỉ dành cho mục đích xếp hạng) bao gồm việc phân loại, địa lý địa phương hóa, hành vi, nhân khẩu học, v.v. Trong một số trường hợp nó có thể được sử dụng như những tín hiệu chỉ chất lượng (hoàn thành nhiệm vụ), và trường hợp khác, tín hiệu lại được sử dụng như yếu tố hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Thú vị hơn đó là những tín hiệu trên cấp độ trang và trên cấp độ website, đó là việc các công cụ tìm kiếm “nhìn” webiste của bạn như thế nào. Không phải lúc nào mọi người cũng quan tâm đến việc tìm hiểu chính xác “các yếu tố xếp hạng”, nhưng thực sự đây là những khái niệm vô cùng quan trọng.

Những thuật ngữ đơn giản nhất gồm có:

Tín hiệu trên cấp độ website (Site-Level Signals):

• Mức độ uy tín của website (Authority/Trust)

• Sự phân loại (Classifications)

• Tỷ lệ liên kết nội trang (Internal link ratios)

• Địa phương hóa website (Localization)

• Đối tượng, thực thể (Entities)

• Lịch sử tên miền (Domain history)

• Nội dung loãng (Thin content)

Tín hiệu trên cấp độ trang (Page Level Signals):

• Thẻ dữ liệu (Meta data)

• Sự phân loại (và địa phương hóa)

• Đối tượng, thực thể (Entities)

• Mức độ uy tín của trang (áp dụng đối với các external link)

• Tín hiệu tạm thời (Temporal signals)

• Tín hiệu ngữ nghĩa (Semantic signals)

• Chỉ báo ngôn ngữ (ngôn ngữ và sắc thái)

• Các yếu tố nổi bật (in đậm, tiêu đề heading, in nghiêng, liệt kê, v.v.)

Tín hiệu bên ngoài website (Off-site Signals):

• Những tín hiệu liên quan đến liên kết

• Tín hiệu tạm thời

• Yếu tố niềm tin (liên quan đến công ty bạn)

• Thực thể/ mức độ uy tín; trích dẫn, đồng trích dẫn, v.v

• Tín hiệu Social graph

• Tín hiệu Spam

• Sự liên quan ngữ nghĩa (của những tín hiệu khác)

Đừng nhầm lẫn “liên kết liên quan (link related)” với chỉ số PageRank. Liên kết có thể gửi đi nhiều tín hiệu, trong đó PageRank chỉ là một tín hiệu trong liên kết đó.

Trong khi cố gắng tránh những tín hiệu đặc trưng này, có thể bạn sẽ tìm thấy điều gì đó khi biết được các công cụ tìm kiếm sử dụng vô số tín hiệu để hiểu được nội dung một website hoặc một trang web đề cập đến là gì, tất nhiên trong đó có cả các yếu tố được sử dụng trong quá trình cho điểm website.

Graph – đồ họa tìm kiếm

Vấn đề tiếp theo chúng ta cần tìm hiểu đó là cách phân loại, phân hạng, mối quan hệ, và mối tương quan mà các công cụ tìm kiếm có thể sử dụng. Ngày nay, chúng ta thường gọi chúng dưới cái tên “graph”.

Một số “graph” chúng ta thường thấy:

• Link graph: tính năng này được hầu hết những người làm SEO chuyên nghiệp biết đến. Tất cả các liên kết đến website sẽ xác định tính liên quan, uy tín và mức độ tin tưởng của website.

• Social graph: Biểu thị tính kết nối, tính thời sự, dữ liệu hành vi của người dùng, v.v

• Entity graph: Biểu thị dữ liệu về con người, nơi chốn, sự kiện, v.v.

• Knowledge graph: Thông tin liên quan đến đối tượng entity

Biểu đồ thuật ngữ và phân loại

Các tính năng graph có thể tham gia vào quá trình xếp hạng do Google phân loại các mối quan hệ, cho điểm và xếp hạng lại trang web thông qua sự ảnh hưởng qua lại của những graph này. Hãy chú ý đến các yếu tố như đồng trích dẫn, link graph liên quan, liên kết xã hội hướng đến mức độ uy tín của trang, và một số yếu tố khác nữa.

Tôi biết khi bắt đầu tìm hiểu các bạn sẽ cảm thấy chúng khá là rắc rối và dễ gây nhầm lẫn, nhưng theo như mục đích của bài viết này, chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề theo cách đơn giản và nhanh chóng hơn. 

Về cơ chế xếp hạng website, các bạn xem thêm phần 2 tại: Cách thức xếp hạng website của các công cụ tìm kiếm – phần 2.

Xuân Trung

Rate this post
Chia sẻ
Từ khóa: Tối ưu Seo

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước