Danh mục: Công cụ SEO

Công cụ Disavow tool của google: 7 điều có thể bạn chưa biết

Bạn có bị ám ảnh bởi việc phải tìm hiểu và nắm rõ những lợi ích thực sự nhất của công cụ Google Disavow Tool? Đây là một công cụ ẩn chứa những bí mật và một số quan niệm sai lầm đối với nhiều người kể từ khi được ra mắt vào tháng 10/ 2012.

Dưới đây là 7 sự thật mà bạn có thể không biết về công cụ Disavow Tool.

 1. Link bị chối bỏ vẫn được xuất hiện trong Webmaster Tools

Trên các diễn đàn, tôi thường thấy mọi người thắc mắc tại sao công cụ disavow tool không hoạt động trên trang web của họ. Có người từng đặt câu hỏi “Tôi đã từ chối hàng nghìn liên kết, tuy nhiên tôi vẫn nhìn thấy chúng trong báo cáo backlinks trên Webmaster Tools!”

Khi một liên kết bị loại bỏ, Google sẽ thêm một thẻ nofollow vô hình vào liên kết đó trong lần thu thập tiếp theo. Tuy nhiên, không có bất kỳ bằng chứng bên ngoài nào về vấn đề này. Theo đó những liên kết nofollowed được liệt kê trong Webmaster Tools chính là những liên kết đã bị từ chối.

Trong thảo luận trên hangout, John Mueller của Google đã cho biết “những liên kết bị từ chối vẫn xuất hiện trong Webmaster Tools. Khi bạn chối bỏ liên kết, Google vẫn sẽ hiển thị chúng dưới dạng các inbound link trên Webmaster Tools.”

2. Tập tin Disavow có giới hạn kích thước lưu trữ

Theo nhân viên Aaseesh Marina của Google, tập tin Disavow có giới hạn kích thước lưu trữ vào khoảng 2 megabyte. Đây là một giới hạn tương đối lớn.

Về cơ bản 2 MB lưu trữ tương đương với 1000 trang chứa nội dung văn bản đầy đủ. Ngay cả những tập tin Disavow lớn nhất của tôi cũng không thể nào đến gần giới hạn kích thước này.

3. Đội tìm kiếm spam không đọc comment trong tập tin Disavow

Khi đề cập đến vấn đề đưa ra bình luận trong tập tin Disavow, tài liệu chính thức của Disavow Tool khiến người dùng cảm thấy đôi chút khó hiểu. Dưới đây là ví dụ mà tài liệu này cung cấp:

Có vẻ như chúng ta nên đưa ra lời giải thích về mỗi liên kết riêng lẻ bị loại bỏ trong tập tin disavow. Tuy nhiên trên thực tế, có sử dụng bình luận trong tập tin Disavow hay không là quyền của bạn, bạn có thể sử dụng nó để làm cho tập tin dễ hiểu hơn đề phòng trường hợp cần phải chỉnh sửa lại trong tương lai.

Sau đây là trích dẫn phát biểu của Mueller trong một thảo luận trên hangout: “Tập tin disavow được xử lý hoàn toàn tự động. Nếu bạn đưa ra bình luận trong tập tin disavow, không ai đọc những ý kiến này cả. Chúng chỉ là ghi chú của riêng bạn, giúp bạn hiểu tập tin tốt hơn, nhóm webspam không sử dụng những bình luận này.”

Tôi thường thêm bình luận vào tập tin disavow để có thể dễ dàng phân loại các loại liên kết khác nhau đã bị loại bỏ. Dưới đây là một số ví dụ về những bình luận mà tôi sử dụng trong tập tin disavow của mình:

–         “# Added Mar 1, 2014: These are domains where we tried to remove links but did not succeed.” – (Được bổ sung vào ngày 1/3/2014: Đây là những tên miền tôi đã cố gắng loại bỏ liên kết nhưng không thành công.)

–         “# Added Mar 1, 2014: These are sites we did not visit to evaluate because they gave a malware warning.” – (Được bổ sung vào ngày 1/3/2014: Đây là những website tôi đã không truy cập vào để đánh giá bởi vì chúng chứa cảnh báo mã độc.)

4. Không cần cài đặt liên kết Nofollowed trong tập tin Disavow

Liên kết nofollowed không chứa đựng PageRank và không ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên thanh công cụ Google.

Mueller đã cho biết: “Bạn không cần cài đặt bất kỳ liên kết nofollow nào … bởi vì đối với những liên kết bị loại bỏ, Google sẽ coi chúng tương tự như những liên kết nofollowed khác khi thu thập lại những link này. Cài đặt liên kết nofollow trong tập tin disavow là việc làm không cần thiết.”

5. Liên kết bị từ chối có thể được hồi phục lại

Nếu quá trình thêm liên kết vào tập tin disavow xảy ra lỗi, hoặc nếu bạn có ý định phục hội lại một liên kết cụ thể nào đó, bạn có thể di dời liên kết từ tập tin của mình, sau đó upload lại. Trong lần tới khi Google truy cập liên kết đó, công cụ này sẽ bắt đầu tính cả liên kết đó vào chỉ số PageRank của website.

Nếu liên kết được hồi phục thực sự bị Google xem như một liên kết không tự nhiên, thì việc hồi phục lại nó từ tập tin disavow sẽ có thể làm hại đến website của bạn. Một khách hàng của tôi đã bị Google trừng phạt lần thứ hai chỉ vì khôi phục lại liên kết mà họ đã từ chối trước đó. Khi bị phạt lần thứ hai, Google sẽ khiến bạn phải nỗ lực gấp đôi để có thể hồi phục lại website của mình.

Ví dụ về một tình huống mà bạn có thể muốn hồi phục lại liên kết đã chối bỏ đó là khi bạn đã loại bỏ toàn bộ một tên miền, nhưng bây giờ có một liên kết thực sự tự nhiên từ tên miền đó. Hãy xem ví dụ sau đây.

Giả sử, trang web của bạn bị phạt do chứa các liên kết không tự nhiên và một phần những liên kết không tự nhiên này đến từ các liên kết anchor từ khóa trong một widget đã được nhiều website nhúng. Có thể một trang web chất lượng đã nhúng widget của bạn trong khi bạn lại từ chối liên kết trên cấp độ tên miền. Và bây giờ, website chất lượng đó đã thực sự đề cập đến doanh nghiệp và liên kết đến website của bạn. Vì bạn đã từ chối liên kết trên toàn bộ tên miền, do đó liên kết tự nhiên này sẽ không được tính vào website của bạn.

Trong tình huống này, việc bạn cần làm đó là loại bỏ tên miền “example.com” trực tiếp từ tập tin disavow và chèn URL được liệt kê trên widget của bạn. (giả sử bạn không thể lấy được liên kết từ widget đã bị loại bỏ.) Nếu thực hiện, hãy cẩn thận khi cài đặt mọi URL liên kết đến widget này bởi vì liên kết có thể tồn tại trên:

–         example.com/widget_page.html

–         example.com/category/widgets/

–         example.com/archive/page2.html, v.v.

Lần sau khi Google thu thập lại website này, chúng chỉ loại bỏ các URL cụ thể trong tập tin disavow, và các liên kết trên những trang web khác của tên miền này sẽ được phục hồi lại trên website của bạn.

Dưới đây là giải thích của Mueller liên quan đến những liên kết có thể được hồi phục lại:

Về cơ bản, liên kết chỉ bị loại bỏ khi chúng được liệt kê trong tập tin disavow. Vì vậy, nếu bạn loại bỏ một số liên kết, sau đó lại đưa chúng trở về trạng thái bình thường, thì khi Google crawl lại và tái xử lý các URL này, chúng sẽ được coi như những liên kết bình thường. Nếu chúng từng là những liên kết mơ hồ, có khả năng chúng sẽ lại là những liên kết mơ hồ một lần nữa.”

6. Disavow Tool không hoạt động trên website sử dụng chuyển hướng 301

Giả sử trang web của bạn có những liên kết xấu đang trỏ đến site A và bạn loại bỏ những liên kết này. Sau đó bạn tạo ra chuyển hướng 301 để hướng người dùng sang site B. Chuyển hướng này sẽ chuyển gần như 100% thực thể liên kết cũng như các dấu hiệu liên kết không tự nhiên đi cùng với liên kết đó sang địa chỉ mới.

Có thể bạn nghĩ rằng từ bỏ các liên kết đang trỏ đến site A cũng đồng nghĩa với việc nofollow PageRank của liên kết trên site B, tuy nhiên, Mueller lại cho biết: “Nói chung, hãy sử dụng tập tin disavow tương tự trên cả hai tên miền nếu bạn có ý định chuyển hướng từ tên miền này sang tên miền khác.”

Đây là một luận điểm không chắc chắn. Điều này khác nào với một chuyển hướng đơn giản, trang web của bạn có thể sẽ được an toàn khi bạn chỉ loại bỏ nguồn cấp ban đầu. Trong ví dụ Mueller đề cập, chủ sở hữu website đã hỏi về cách thức sử dụng nhiều chuyển hướng và thẻ canonicals, tình hình này khá mập mờ. Tuy nhiên, nếu tôi thực hiện chuyển hướng từ trang web này sang trang web khác, và trang ban đầu có chứa những liên kết xấu, tôi cũng sẽ bổ sung những liên kết xấu này vào tập tin disavow của trang web thứ hai.

7. Dữ liệu Disavow không được sử dụng để chống lại website đang bị từ chối liên kết

Đây là một luận điểm gây tranh cãi. Nhiều người hoàn toàn tin tưởng Google đang “crowdsourcing” (một nhóm người hay một cộng đồng trên internet cùng nhau tạo ra một sản phẩm, dịch vụ) dữ liệu do Disavow Tool thu được và sử dụng nó như một công cụ báo cáo spam hàng loạt.  

Khi viết thư cho webmasters để đưa ra yêu cầu loại bỏ liên kết, tôi thường hồi đáp lại như sau: “Tôi đã gỡ bỏ liên kết của bạn. Xin đừng thêm liên kết của tôi vào tập tin disavow!” Rõ ràng các chủ sở hữu website luôn lo ngại vấn đề khi tôi từ chối liên kết của họ, sau đó tôi lại báo cáo tên miền của họ là tên miền spam lên Google.

Dưới đây là quan điểm của Mueller về suy nghĩ này:

Hiện tại, chúng tôi không sử dụng dữ liệu của tập tin Disavow để chống lại những website đang bị từ chối liên kết bởi vì có rất nhiều lý do để một liên kết bị loại bỏ. Có thể đó là một trang web hoàn toàn tốt đẹp nhưng vì lý do quảng cáo trên website cũng cho phép PageRank đi qua trong khi webmaster không nhận thức được vấn đề này, nên Google cho rằng đây là một website spam. Cũng có thể những trang web này đưa ra bình luận trên blog hoặc bài viết mà mình xuất bản, sau đó mọi người spam những comment đó. Chỉ vì những liên kết xấu như này tồn tại trong tập tin disavow của ai đó, nó không có nghĩa là nội dung trên website đó cũng kém chất lượng.”

Tôi thấy khá thú vị khi Mueller nói rằng Google không sử dụng dữ liệu disavow để chống lại các website bị từ chối liên kết “vào thời điểm hiện tại”. Như vậy có thể Google đang thu thập dữ liệu này để giúp cải thiện các thuật toán tương lai của mình nhằm tìm ra những cách thức để loại bỏ tình trạng “false positives”. Tuy nhiên, luận điểm này không tương tự như việc sử dụng disavow tool để chống lại một trang web khác.

Kết luận

Google luôn nói với webmasters rằng disavow tool là một công cụ tiên tiến và nên sử dụng nó một cách thận trọng. Nếu sử dụng công cụ này không đúng cách, trang web của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Google đã rất mơ hồ với những lời giải thích liên quan đến cách sử dụng công cụ này. Thực tế, trong một thảo luận hangout, Mueller đã phát biểu rằng Google không muốn webmasters sử dụng công cụ này nếu họ không biết mình đang làm gì khi được hỏi lý do tại sao không có liên kết trực tiếp nào từ Webmaster Tools đến Disavow tool.

Hy vọng những lời khuyên trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công cụ Disavow Tool. Hãy sử dụng nó đúng cách nhé.

 Xuan Trung

Rate this post
Chia sẻ

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước