Bài 2. Bộ chọn trong CSS

Để định dạng một website chúng ta cần xác định xem thành phần nào cần định dạng, khi sơn nhà nếu yêu cầu sơn nhà tắm không thể chui vào nhà ăn để sơn được.

Để định dạng một website chúng ta cần xác định xem thành phần nào cần định dạng, khi sơn nhà nếu yêu cầu sơn nhà tắm không thể chui vào nhà ăn để sơn được. Vì vậy chúng ta có khái niệm bộ chọn( Tức là chọn thằng nào để định dạng). Cấu trúc như sau( đối với CSS ngoài và CSS trong):

Bộ_chọn{

Thuộc_tính: Giá_trị;

}

Đối với CSS nội tuyến: <tên_thẻ style=“thuộc_tính:giá_trị; thuộc_tính_2: giá_trị;”></tên_thẻ>

Chúng ta sẽ làm quen 3 bộ chọn chính trong CSS( Các bộ chọn khác tôi sẽ giới thiệu ở các bài sau):

1. Bộ chọn thẻ:

Tức là chọn thẻ cần định dạng, ở đây Bộ_chọn chính là tên thẻ HTML chúng ta định dạng. Ví dụ cần định dạng đoạn sau trong file index.php <p> Đoạn chữ cần định dạng</p>

Chúng ta làm như sau:

-Cách 1: CSS ngoài, tạo 1 file style.css ngang hàng file index.html bên trên( đừng quên đoạn code liên kết hướng dẫn ở phần 3.1 nhé). Nội dung của file style.css như sau: Bộ_chọn chính là thẻ html cần định dạng, ở đây là thẻ p, thuộc tính giả sửa là định màu chữ nên thuộc tính là color, giá trị là red( màu đỏ). Như vậy áp dụng “công thức” bên trên ta có:

p{

color:red;

}

– Cách 2: CSS trong, ta chỉ việc thêm đoạn code định dạng trên vào cặp thẻ <style></style> rồi cho vào cặp thẻ <head></head>

Ví dụ: http://jsbin.com/onerur/1/edit

2. Bộ chọn lớp:

Trong css, để định dạng các thành phần giống nhau chúng ta đặt các thẻ html thuộc tính class. Với các thẻ html có chung 1 giá trị class sẽ được định dạng như nhau. Giống như việc sơn 10 ngôi nhà ở khu chung cư A có tường màu xanh, cửa màu đỏ thì chúng ta sẽ đặt thuộc tính class=“tên_lớp” cho các ngôi nhà đó.

Đối với bọ chọn lớp thì Bộ_chọn là .tên_lớp rồi tiếp tục thay vào “công thức”

Ví dụ: Định dạng màu chữ cho các lớp có class=“mauchu”, ở bên duoiwsi dòng thứ 2 không chuyển qua màu đó vì nó không có class=“mauchu”

Ví dụ: http://jsbin.com/eveyus/1/edit

3. Bộ chọn mã

Là bộ chọn trong đó các thẻ HTML cần định dạng được đặt 1 thuộc tính id=“tên_id”. Khác với class, ID chỉ có một( Tức là thẻ này không được dùng chung id của thẻ kia), vì vậy id được đặt cho các thành phần duy nhất trong HTML.

Ví dụ:

 

-Đúng: <div id=“header”> Nội dung</div>

 

-Sai: Sai do 2 thành phần lại đặt cùng 1 id, trường hợp này chúng ta thay id thành class

 

<div id=“content”> Nội dung 1</div>

<p id=“content”> Nội dung 2</p>

Đối với bộ chọn mã khi xử dụng ta thêm ký tự thăng ( # ) vào trước tên_id

Ví dụ: http://jsbin.com/ovuqok/1/edit

Rate this post
Chia sẻ

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước