5 Thủ thuật cơ bản dành cho SEO địa phương

Thế giới tối ưu tìm kiếm địa phương luôn luôn thay đổi, những chiến thuật chúng ta sử dụng hôm nay có thể không còn phát huy hiệu quả, hoặc tạo ra tác động tương tự trong 12 tháng tới. Tuy nhiên, một số biện pháp sẽ luôn luôn tồn tại và phù hợp theo thử thách của thời gian.

I. Tối ưu tài khoản Google+ địa phương

Đối với bất cứ ai đã quen với việc tối ưu tìm kiếm địa phương, quá trình này là việc làm hiển nhiên, nhưng nó cũng là một bước rất quan trọng vì vậy bạn cần phải chú ý.

Tôi thường coi SEO như quá trình tân trang lại một ngôi nhà. Bạn không nên bắt đầu quét sơn quanh các bức tường và chọn rèm cửa cho đến khi chắc chắn nền móng ngôi nhà đã vững chãi, hệ thống đường điện đã ổn đinh.

Với SEO địa phương, điều này cũng tương tự như vậy. Trước khi bạn bắt tay xây dựng những nội dung độc đáo hoặc hàng loạt các trích dẫn mới, bạn cần đảm bảo nền tảng hiện diện online của mình đã vững chắc. Danh sách Google+ địa phương của bạn chỉ là nền tảng để đạt được độ hiển thị cao hơn trong kết quả tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng.

Tin tốt cho những người mới sử dụng Google+ địa phương đó là quá trình tối ưu này không quá phức tạp. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là bạn sẽ không gặp phải bất kỳ khó khăn nào, hầu hết chúng đều liên quan đến danh sách do người khác hoặc danh sách trùng lặp gây ra.  

Dưới đây là 5 lời khuyên dành cho việc tối ưu danh sách Google Địa điểm hoặc Google+ địa phương. Nếu áp dụng đúng hướng, bạn có thể cải thiện được khả năng hiển thị của website mình trong tìm kiếm địa phương:

1. Tạo danh sách (listing) mới hoặc xác nhận danh sách hiện tại

a) Nếu bạn tìm thấy danh sách hiện tại của doanh nghiệp mình, hãy xác nhận nó thật  nhanh chóng.

b) Nếu ai đó đang kiểm soát nó và bạn không thể công khai, hãy liên hệ với Google và bàn luận về vấn đề này, nó có thể giúp bạn lấy lại quyền kiểm soát.

2. Cung cấp thông tin để làm phong phú thêm profile

Hãy chắc chắn rằng thông tin bạn cung cấp chính xác và không vượt ra ngoài những nguyên tắc của Google. Đừng cố gắng nhồi nhét tên doanh nghiệp, các mô tả và dịch vụ của công ty vào trong từ khoá và tên địa điểm.

a) Tên doanh nghiệp – đừng quá sáng tạo, hãy sử dụng cái tên thông thường vẫn dùng.

b) Địa chỉ – Hãy sử dụng địa chỉ thật thuộc khu vực địa phương.

c) Điện thoại – Tránh sử dụng những số điện thoại miễn phí – mã vùng địa phương chính là chìa khóa quan trọng ở đây.

d) Mô tả – Mô tả này được sử dụng cho người dùng, không phải cho Google, do đó hãy tạo những mô tả thật thu hút và hấp dẫn.

e) Hình ảnh – Một bức hình có giá trị hơn ngàn lời nói, do đó hãy sử dụng càng nhiều hình ảnh càng tốt.

f) Dịch vụ – Hãy liệt kê các dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp mình, chúng có thể có ích cho thứ hạng của website.

g) Thời gian làm việc – thông tin này rất hữu ích đối với khách hàng (đặc biệt nếu doanh nghiệp bạn cung cấp dịch vụ trong cả 24 giờ)

h) Chi tiết thanh toán – Yếu tố này cũng tiện dụng cho khách hàng.

3. Lựa chọn hạng mục (categories) tốt nhất cho doanh nghiệp

a) Bạn có thể lựa chọn đến 5 loại danh mục, do đó hãy sử dụng chúng nhiều nhất có thể vì nó sẽ  ảnh hưởng đến những thuật ngữ được xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.

b) Kiểm tra công cụ chọn lọc danh mục Mike Blumenthals

c) Sử dụng công cụ Google+ địa phương wizard để xem 5 hạng mục hàng đầu mà đối thủ của bạn đang sử dụng.

4. Xử lý danh sách trùng lặp

Đây là vấn đề phổ biến đối với những doanh nghiệp có nhiều hơn 1 danh sách Google Địa điểm/ Google+ địa phương. Vì vậy, hãy kiểm tra xem bạn có gặp phải vấn đề này hay không. Nếu có, hãy liên hệ với Google và yêu cầu sát nhập hoặc loại bỏ danh sách trùng lặp đó.

5. Nâng cấp trang xã hội

Kết nối danh sách Google Địa điểm với danh sách Google+ địa phương để kích hoạt tính năng xã hội. Việc này xảy ra tự động đối với những danh sách được tạo mới cho danh sách cũ, bạn cần click vào “Get your Google+ page” để nâng cấp quá trình.

II. Viết và xuất bản các trang đích và bài viết blog dựa trên vị trí của khách hàng

Nếu bạn muốn website đạt được thứ hạng tốt trong kết quả tìm kiếm, bạn cần thông báo với công cụ tìm kiếm về vị trí mình hướng tới cũng như dịch vụ mình cung cấp.

Giải pháp cho vấn đề này đó là xây dựng các trang đích bao quát tất cả các địa điểm và dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp. Điều quan trọng bạn cần làm cho nội dung trên mỗi trang trở nên độc đáo và sử dụng các thuật ngữ vị trí (ví dụ: tên thành phố, mã bưu điện, quốc gia) trong nội dung hiển thị và trong tiêu đề trang cũng như thẻ meta mô tả của mỗi trang.

Tuy nhiên, nội dung bạn tạo ra không nên chỉ giới hạn ở các trang đích dịch vụ và vị trí.

Bạn muốn xuất bản một loạt những nội dung được Google đánh giá cao, phục vụ cho những người dùng muốn tìm kiếm các thông tin cụ thể. Vào tháng 8/2013, Google đã phát hành một bản cập nhật thuật toán mới với tên gọi “Hummingbird”. Thuật toán này thể hiện một sự thay đổi đáng kể trong cách thức Google cung cấp nội dung cho người tìm kiếm. Thay đổi quan trọng trong Hummingbird chính là nó nhìn vào mục đích của từng truy vấn, thay vì chỉ nhìn vào từ khóa như trước đây, sau đó nó sẽ kết hợp “ý định” này với nội dung tốt nhất có sẵn trên hệ thống. Vì vậy, khi xây dựng các trang trên website doanh nghiệp địa phương, bạn nên tập trung vào ý nghĩa hoặc chủ đề của nội dung, không nên chỉ hướng đến những từ khóa rải rác đơn thuần.

Khi suy nghĩ về chủ đề bài viết, bạn nên bắt đầu với mục những câu hỏi thường gặp(FAQs). Những câu hỏi nào hay được khách hàng đưa ra? Họ đang lo lắng điều gì khi tìm hiểu về doanh nghiệp bạn? Họ hay nhầm lẫn điều gì? Bạn cũng nên xem xét đối thủ cạnh tranh và những nội dung Hỏi đáp họ đang xuất bản, sau đó trả lời những câu hỏi này!

Ngoài ra, bạn không cần hạn chế số lượng câu trả lời trên trang Hỏi đáp. Bạn có thể tạo các trang blog tập trung vào những câu hỏi hoặc chủ đề cụ thể. Nếu bạn có thể xuất bản những bài viết cung cấp thông tin & hữu ích để trả lời những câu hỏi đó một cách chi tiết, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã đạt được 2 mục tiêu lớn cùng lúc, đó là:

–         Cung cấp cho Google nhiều nội dung hơn để website của bạn có thể được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm dành cho người dùng.

–         Thể hiện chuyên môn của bạn với độc giả, điều này sẽ giúp chuyển đổi lượng click trên website thành những khách hàng thực tế cho doanh nghiệp.

Những ý tưởng nội dung khác cần xem xét đó là:

–         Tin tức ngành – bạn cần lắng nghe mọi thứ, có tin tức gì xảy ra trong ngành mà bạn có thể đưa ra nhận xét hoặc cung cấp cái nhìn/ quan điểm riêng của mình hay không?

–         Tin tức doanh nghiệp – Bạn có đang thực hiện bất kỳ thay đổi nào cho kinh doanh hay không?

–         Trường hợp nghiên cứu – Bạn có tạo ra bất kỳ trường hợp nghiên cứu nào thể hiện cách thức doanh nghiệp mình đã giúp đỡ những khách hàng có nhu cầu cụ thể hay không? Nếu có, hãy nhìn vào cấu trúc trường hợp này trong 3 phần sau đây:

Mặc dù bạn đã tạo ra những nội dung tuyệt vời, nhưng bạn vẫn nên nhớ một số lời khuyên tối ưu quan trọng khác sau đây:

–         Sử dụng thẻ Geo-tag cho hình ảnh.

–         Thêm văn bản trong thẻ ALT vị trí và dịch vụ vào hình ảnh

–         Hiển thị chi tiết trên tất cả các trang đích và sử dụng thẻ đánh dấu schema.org.

–         Gắn trang web của bạn với những lời nhận xét tích cực của khách hàng (sử dụng schema.org đánh dấu)

–         Thêm thông tin liên lạc chi tiết/ form liên lạc để người dùng không phải tốn thời gian tìm kiếm.

III. Tạo dựng & thực hiện chiến lược đánh giá

Tôi đặc biệt tin tưởng vào sức mạnh của đánh giá và tầm ảnh hưởng mà một thương hiệu tên tuổi có thể đạt được trong việc thu hút khách hàng tiềm năng. Kết quả cuộc Khảo sát đánh giá người dùng địa phương năm 2013 đã tìm ra một số kết quả nổi bật như sau:

–         85% người dùng sẽ đọc qua những đánh giá online để xác định doanh nghiệp của bạn có phải là một doanh nghiệp tốt hay không.

–         73% người dùng cho biết những đánh giá online tích cực khiến họ tin tưởng hơn vào doanh nghiệp địa phương.

–         65% người dùng cho biết những đánh giá tích cực có thể khiến họ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

–         79% người dùng nói rằng họ tin tưởng vào những đánh giá trực tuyến nhiều như những đề xuất cá nhân.

Đánh giá tích cực là một công cụ mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp địa phương vì 2 lý do sau đây:

–         Chúng là dấu hiệu của thứ hạng, do đó chúng có thể gia tăng khả năng hiển thị cho website trong tìm kiếm địa phương.

–         Chúng có thể chuyển đổi lượng click và ghé thăm website thành quá trình thu hút người dùng vững chắc.

Vì vậy, những đánh giá tích cực rất hữu ích trong môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp có thể nhận được đánh giá một cách tự nhiên khi khách hàng hài lòng (hoặc không hài lòng) chia sẻ kinh nghiệm của họ trên thế giới trực tuyến. Nhưng bạn có thể quản lý kênh đánh giá này nhằm tạo ra lượng đánh giá tích cực nhiều hơn và hạn chế tác động của những nhận xét tiêu cực.

Sau đây là 5 khía cạnh thiết yếu của một Chiến lược đánh giá thành công:

1. Mục tiêu rõ ràng – bạn cần biết những gì mình muốn đạt được.

– Website nhận được bao nhiêu đánh giá mới mỗi tháng?

– Cấp bậc sao nào mà bạn đang hướng tới?

– Những trang web nào bạn muốn nhận được đánh giá?

– Địa điểm/ Chi nhánh nào quan trọng nhất?

2. Quá trình đơn giản – bạn cần phát triển một quá trình đơn giản để tất cả nhân viên của doanh nghiệp mình có thể hiểu và thực hiện theo. Chiến lược càng phức tạp và khó khăn, nó càng ít có khả năng thành công.

3. Giải thích cho nhân viên hiểu – bạn cần truyền đạt những lợi ích của việc sở hữu những đánh giá tích cực cho nhân viên của mình hiểu. Bạn cũng cần cho họ thấy chiến lược này đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng; hãy đưa cho họ một số bằng chứng và giải thích tại sao đánh giá tích cực lại có lợi cho doanh nghiệp:

Nếu bạn có thể khuyến khích nhân viên thu thập đánh giá khách hàng, họ sẽ rất háo hức thực hiện! Dưới đây là một số ý tưởng đơn giản để bạn có thể suy xét.

–         Bạn có thể khích lệ nhân viên thu thập đánh giá khách hàng hay không?

–         Bạn có thể tạo ra sự cạnh tranh nội bộ giữa các nhân viên và chi nhánh hay không?

–         Bạn có thể công khai trao thưởng cho nhân viên/ chi nhánh nhận được những đánh giá tốt nhất mỗi tháng hay không?

–         Bạn có thể yêu cầu nhân viên/ quản lý trả lời trực tiếp về tất cả những đánh giá tốt xấu hay không?

4. Gây ấn tượng đúng thời điểm – thời gian hoàn hảo để đưa ra yêu cầu đánh giá chính là ngay sau khi công việc đã được hoàn thành và khách hàng đang mỉm cười. Với sự hài lòng của mình, họ có thể dễ dàng đưa ra đánh giá hơn bất kỳ thời điểm nào khác.

5 . Tối ưu và tái sử dụng – lần đầu tiên bạn sử dụng chiến lược đánh giá có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi. Nhưng đừng băn khoăn, bạn chỉ cần phân tích những vấn đề mình sẽ phải đối mặt và thực hiện lại chiến lược để loại bỏ chúng.

Mục đích ở đây là để tạo ra một chiến lược và quá trình có thể hoạt động từ thế hệ khách hàng này cho đến thế hệ khách hàng khác. Bạn có thể áp dụng nó tùy theo sự khác biệt giữa doanh nghiệp dịch vụ khu vực với doanh nghiệp có địa điểm cố định, nhưng các bước cốt lõi vẫn giữ nguyên không thay đổi.

IV. Tập trung cập nhật và tạo ra trích dẫn chất lượng

Thông điệp được sử dụng trong Trường hợp nghiên cứu về những yếu tố đánh giá tìm kiếm địa phương năm 2013 đó là:

“Chất lượng và tính chính xác của trích dẫn quan trọng hơn số lượng trích dẫn.”

Vì vậy, đảm bảo danh sách của doanh nghiệp được chính xác và nhất quán trên 20-30 website trích dẫn hàng đầu (hay còn gọi là thư mục trực tuyến (directories) hoặc IYPs) quan trọng hơn việc xây dựng hàng trăm trích dẫn trên các trang web nhỏ hơn.

Google thu thập dữ liệu trích dẫn để xác minh dữ liệu nó có về doanh nghiệp bạn. Vì vậy, miễn là công cụ này có thể xác minh rõ ràng chống lại những trang web trích dẫn mạnh mẽ nhất, thì tối ưu trích dẫn của bạn sẽ thuộc hình mẫu tốt.

Vì vậy, bạn nên tập trung vào việc dọn sạch hoặc tạo ra các trích dẫn trên top 20-30 website đầu tiên. Bạn cũng nên cố gắng bổ sung các chi tiết phụ trợ vào các trang web này như những mô tả đầy đủ, danh sách các dịch vụ, hình ảnh, giờ mở cửa, lựa chọn thanh toán, v.v.

Mặc dù chất lượng được ưu tiên hơn số lượng, nhưng tạo ra nhiều trích dẫn cũng không gây ra ảnh hưởng gì miễn là chúng chính xác. Trên thực tế, tại các thị trường cạnh tranh khi đối thủ hàng đầu của bạn là những website quan trọng nhất, thì những trích dẫn long-tail, hoặc nhỏ hơn vẫn có thể tạo cho bạn lợi thế.

V. Thực hiện chiến lược xã hội hóa đơn giản

Hiện nay, Google đã thắt chặt các quy định trong chiến lược xây dựng liên kết (ví dụ: liên kết mất phí, website bài viết, guest blogging), do đó tín hiệu xã hội rõ ràng sẽ thay thế các liên kết để trở thành dấu hiệu quan trọng đánh giá mức độ uy tính và phổ biến của website trên các công cụ tìm kiếm trong tương lai.

Vì vậy, bạn cần bắt đầu ngay từ bây giờ để khách hàng cảm thấy thoải mái khi sử dụng các nền tảng xã hội khác nhau và xây dựng mạng lưới kết nối của riêng mình.

Dưới đây là 5 bước để thực hiện một chiến lược xã hội hiệu quả.

1. Truyền đạt lợi ích – Hãy giải thích cho người dùng cách thức tạo like, chia sẻ, tweet và check-in trên mạng xã hội, điều này có thể giúp ích tích cực cho doanh nghiệp khách hàng của bạn. Hãy giải thích nó bằng những cụm từ thường dùng và chỉ cho học cách để đạt được lượng người theo dõi ảo, việc này có thể thúc đẩy lượng khách hàng trên thế giới thực.

2. Chọn 2-3 website xã hội – có rất nhiều các nền tảng xã hội mà doanh nghiệp địa phương có thể sử dụng, nhưng quá nhiều lựa chọn thường gây ra tình trạng nhầm lẫn và khó khăn cho các chủ doanh nghiệp. Vì vậy, bạn nên lựa chọn 2-3 nền tảng xã hội có ý nghĩa cho từng doanh nghiệp và tập trung vào đó.

– Mạng LinkedIn có phù hợp cho một hãng giặt khô địa phương?

– Pinterest có thực sự phù hợp với một nhân viên kế toán?

– Facebook có phù hợp với một doanh nghiệp B2B?

3. Lên kế hoạch chủ đề và nội dung – bạn cần khắc phục tình trạng lựa chọn chủ đề và nội dung cần xây dựng và chia sẻ với khách hàng.

Cụ thể hơn, bạn cần tổ chức một buổi lập kế hoạch nội dung với khách hàng và tất cả các nhân viên có liên quan, xác định danh sách các chủ đề họ sẽ xây dựng & chia sẻ:

–         Bạn cần sáng tạo và suy nghĩ về các chủ đề.

–         Thảo luận về các tin tức ngành, các nghiên cứu, bài viết chia sẻ, những câu hỏi thường gặp, v.v.

–         Bạn cũng cần xem xét các tin tức và sự kiện địa phương mà doanh nghiệp mình có thể tham gia.

Khách hàng của bạn không cần phải là người khởi tạo tất cả những nội dung mà họ chia sẻ. Họ có thể chia sẻ những tin tức thú vị và liên quan trong ngành của mình. Họ có thể cung cấp những quan điểm địa phương về các vấn đề quốc gia và quốc tế. Thực hiện việc này giúp doanh nghiệp được khách hàng và nhà cung cấp đánh giá là một doanh nghiệp hữu ích và uy tín.

4. Thực hiện kết nối nhiều hơn – bạn cần chủ động tìm kiếm và chuẩn bị những kết nối mới. Một cách tuyệt vời để thực hiện điều này đó là nhìn vào những người đã kết nối với đối thủ cạnh tranh, các blogger trong ngành, các ấn phẩm ngành & các doanh nghiệp địa phương khác trên Twitter & Google+. Một khi bạn đã tạo ra danh sách những người có thể ưu tiên dựa trên mức độ ảnh hưởng của họ, lúc này bạn có thể tiếp cận với họ.

Bạn cần đưa ra lời gợi ý gì đó để trao đổi lại với những cá nhân này. Hãy theo dõi họ trên mạng xã hội, tweet blog của họ, retweet những nội dung họ đã tweet, nói chuyện với họ … Hãy để họ chú ý đến bạn, sau đó rất có thể họ sẽ đáp lại thiện chí của bạn và theo dõi ngược lại bạn trên trang xã hội cá nhân .

5. Lập mục tiêu và theo dõi – Bạn cần thiết lập rõ ràng thành công đạt được đối với mỗi khách hàng sẽ thế nào. Bạn cần xác định mục tiêu cụ thể trên từng nền tảng xã hội mình đang sử dụng, sau đó theo dõi hiệu suất theo thời gian biểu hàng tuần hoặc hàng tháng.

Trước hết, bạn cần thiết lập một số chỉ tiêu kết nối, ví dụ, bạn muốn thu được bao nhiêu người theo dõi, bao nhiêu bạn bè và vòng tròn trong mỗi mạng xã hội.

Tiếp theo, bạn cũng cần thiết lập mục tiêu “chia sẻ” cho nội dung mình đã tạo. Bạn cần đặt ra mục tiêu mình cần bao nhiêu lượt tweet, like, Google+, pins, check-in và số lượt chia sẻ trong mỗi bài viết.

Bạn cần hy vọng những con số này sẽ tăng lên khi mạng lưới liên lạc của mình phát triển. Nếu bạn tạo ra nhiều kết nối mới nhưng không nhìn thấy sự gia tăng trong lượt chia sẻ/ tweet/ like, bạn cần xem lại nội dung thực chất mình đang xây dựng và những liên kết mình đang tạo.

Trên đây là 5 khuyến nghị hàng đầu dành cho bạn để mài giũa chiến lược tìm kiếm địa phương cho website của mình trong năm 2014. Đây chỉ là 5 ý tưởng đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Chắc chắn bạn cần phải thông minh hơn trong việc xác định và tinh chỉnh chiến lược và cách thức truyền đạt những ý tưởng này cho khách hàng để họ thực sự hiểu và nắm bắt được chúng. Hãy biến điều đó trở thành sự thật! Chúc bạn thành công!

Xuân Trung

Rate this post

Mới nhất

Tại sao nên dùng thiết bị vệ sinh thông minh?

Bạn có từng khó chịu khi ngồi bồn cầu lạnh ngắt trong mùa đông hay…

4 năm trước

Thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia đình trẻ không?

Bạn đang thắc mắc thuê chung cư 2 phòng ngủ có phù hợp với gia…

4 năm trước

TOP 9 website đăng tin mua bán nhà đất hiệu quả tại Ninh Thuận

Một trong những kinh nghiệm giúp việc mua bán nhà đất diễn ra hiệu quả,…

4 năm trước

Mua bộ bàn làm việc tại nhà ở Hà Nội cho người tuổi Ngọ

Khi chọn mua bộ bàn làm việc tại nhà, gia chủ tuổi Ngọ nên cân…

4 năm trước

Mua bàn làm việc nhân viên giá rẻ cho văn phòng 30m2

Hiện nay, chi phí để thuê mặt bằng công ty tại các thành phố lớn…

4 năm trước

Nuôi cá koi bằng thùng xốp có tốt không?

Hồ cá Koi bằng thùng xốp được khá nhiều người sử dụng để nuôi cá…

4 năm trước